Vũ Hà Văn
Vũ Hà Văn | |
---|---|
Sinh | 12 tháng 6, 1970 Hà Nội, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa |
Quốc tịch | Việt Nam |
Tư cách công dân | Việt Nam |
Trường lớp | Đại học Eötvös Loránd Đại học Yale |
Giải thưởng | Pólya Prize (2008) Fulkerson Prize (2012) |
Sự nghiệp khoa học | |
Ngành | Toán học tổ hợp Lý thuyết xác suất |
Nơi công tác | Viện nghiên cứu cao cấp IAS (1998, 2005, 2007)[1]
Trung tâm nghiên cứu Microsoft (1998-2001) Đại học California, San Diego (2001-2005) Đại học Rutgers (2005-2011) Đại học Yale (2011-) |
Luận án |
|
Người hướng dẫn luận án tiến sĩ | László Lovász |
Vũ Hà Văn sinh ngày 12/6/1970 tại Hà Nội, là nhà toán học Việt Nam, hiện đang làm giáo sư toán học ở Đại học Yale[2]. Ông đã đoạt giải Pólya (SIAM) năm 2008 của Hội Công nghiệp và Toán học ứng dụng cho công trình nghiên cứu về tập trung độ đo (concentration of measure).[3]
Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]
Ông sinh tại Hà Nội, nguyên quán ở Nam Định, là con trai của nhà thơ Vũ Quần Phương và dược sĩ Đào Thị Hường. Vũ Hà Văn học trung học tại trường Chu Văn An và Hà Nội - Amsterdam. Sau khi tốt nghiệp trung học, ông được cấp học bổng sang học ở Hungary. Lúc đầu, ông học khoa điện tử, nhưng sau một năm rưỡi ông chuyển sang học toán học ở Đại học Eötvös Loránd và đậu cử nhân toán học năm 1994.
Ông đậu bằng tiến sĩ toán học tại Đại học Yale, Hoa Kỳ.[4] dưới sự hướng dẫn của giáo sư László Lovász. Sau thời gian nghiên cứu hậu tiến sĩ tại Viện Nghiên cứu cấp cao (IAS) Princeton và tại Ban Nghiên cứu của Microsoft, từ năm 2001 đến 2005, ông làm việc ở Đại học California tại San Diego[4], trong chức vụ phụ tá giáo sư, phó giáo sư rồi giáo sư (full professor). Từ mùa thu năm 2005, ông trở thành giáo sư toán học tại Đại học Rutgers[4] và từ năm 2011 là Giáo sư Đại học Yale (nơi ông bảo vệ luận án tiến sĩ, năm 1998). Ông cũng là giáo sư thỉnh giảng của Đại học Paris 6 năm 2006.
Năm 2018, ông tham gia Viện Nghiên cứu Dữ liệu lớn do Tập đoàn Vingroup thành lập với vai trò giám đốc khoa học.[5]
Trang mạng giáo dục[sửa | sửa mã nguồn]
Cùng với nhà giáo Phạm Toàn, và giáo sư toán học Ngô Bảo Châu, GS Vũ Hà Văn mở một trang mạng giáo dục với tên là Học thế nào chính thức hoạt động vào ngày 1/5/2013 với kỳ vọng đóng góp vào việc tìm ra phương hướng giải quyết các vấn đề của giáo dục Việt Nam.[6]
Các giải thưởng[sửa | sửa mã nguồn]
- Năm 2003: Giải NSF Career.[cần dẫn nguồn]
- Năm 2008: Giải Pólya (SIAM).[cần dẫn nguồn]
- Năm 2012: Giải Fulkerson (chung với Jeff Kahn (Hoa Kỳ) và Anders Johansson (Thụy Điển)[cần dẫn nguồn]
- Năm 2014: Ông được mời nói tại Đại hội Toán học Quốc tế ở Seoul, Hàn Quốc.[7]
Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]
Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]
- ^ “Van Vu”. IAS. Truy cập 14 tháng 8 năm 2020.
- ^ CV từ trang mạng của Vũ
- ^ Pólya Prize, SIAM.
- ^ a ă â Rutgers University professor to receive George Pólya Prize
- ^ VINGROUP CÔNG BỐ ĐỊNH HƯỚNG TRỞ THÀNH TẬP ĐOÀN CÔNG NGHỆ 22/08/2018 08:04
- ^ “GS Ngô Bảo Châu, GS Vũ Hà Văn, nhà giáo Phạm Toàn mở trang giáo dục”. giaoduc.net. Truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2014.
- ^ Sun Young Jang, Young Rock Kim, Dae-Woong Lee, Ikkwon Yie, Proceedings of the International Congress of Mathematicians Seoul 2014, Volume 4, tr. 489-508
Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]
- Trang mạng của Vũ ở Rutgers.
- CV | Van Vu trên Đại học Yale
- Người Việt trẻ làm toán ở Mỹ rất triển vọng Quý Hiên, báo Tiền Phong 27/08/2012 07:10
- Vì sao Vũ Hà Văn trở thành nhà toán học nổi tiếng 12 Tháng 6 2012
- Vũ Hà Văn tại Viện Đại học Yale
- Sơ khai nhà toán học
- Nhân vật còn sống
- Sinh 1970
- Người Nam Định
- Người Hà Nội
- Nhà toán học Việt Nam
- Nhà toán học thế kỷ 21
- Giáo sư gốc Việt
- Nhà toán học Mỹ
- Người Mỹ gốc Việt
- Nhà khoa học Việt Nam
- Học sinh trường Bưởi
- Cựu học sinh trường Trung học phổ thông chuyên Hà Nội - Amsterdam
- Cựu sinh viên Đại học Yale
- Sinh thập kỷ 1970
- Tập đoàn Vingroup