Lê Quang Tiến

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Lê Quang Tiến
Chức vụ
Nhiệm kỳ1 tháng 3 năm 2018 – nay
6 năm, 31 ngày
Tiền nhiệmTrần Đình Sơn
Kế nhiệmđương nhiệm
Vị tríTỉnh Đắk Lắk
Phó Viện trưởng
  • Trần Quốc Nhơn
  • Nguyễn Hồng Kỳ
  • Đinh Quang Cử
  • Nguyễn Xuân Hoà
Viện trưởngTrần Đình Sơn
Vị tríTỉnh Đắk Lắk
Thông tin chung
Nghề nghiệpkiểm sát viên
Đảng chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam

Lê Quang Tiếnkiểm sát viên người Việt Nam. Ông hiện giữ chức vụ Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đắk Lắk.

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Lê Quang Tiến là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Năm 2009, Lê Quang Tiến là Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đắk Lắk.[1]

Tháng 11 năm 2015, Lê Quang Tiến là Viện phó và người phát ngôn của Viện KSND tỉnh Đắk Lắk.[2]

Do Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đắk Lắk để xảy ra nhiều sai phạm nên ngày 2 tháng 1 năm 2018, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Việt Nam Lê Minh Trí đã ra quyết định thanh tra đột xuất VKSND tỉnh này.[3]

Từ ngày 1 tháng 3 năm 2018, Viện trưởng Trần Đình Sơn nghỉ hưu, Lê Quang Tiến được giao phụ trách VKSND tỉnh Đắk Lắk.[4]

Theo kết luận Thanh tra đột xuất của Viện kiểm sát nhân dân tối cao Việt Nam số 60/KL-VKSTC tại VKSND tỉnh Đắk Lắk đầu tháng 9 năm 2018 sau hơn 8 tháng thanh tra, Lê Quang Tiến, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đắk Lắc phải chịu trách nhiệm cá nhân trong việc tòa án tuyên hủy một số vụ án, ví dụ như Vụ án Nguyễn Trọng Nghĩa phạm tội "Đánh bạc" và "Tổ chức đánh bạc", vụ án Phạm Văn Thắng phạm tội "Tham ô tài sản".[5] Ông cũng phải chịu trách nhiệm cá nhân vì để xảy ra sai phạm trong việc giải quyết mốt số vụ án như vụ án Đỗ Thái Vũ phạm tội "Vi phạm các quy định cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng", Hà Thăng Long phạm tội " Giết người" và "Cố ý gây thương tích", Nguyễn Xuân Lộc phạm tội "Giết người".[6][7][cần dẫn nguồn][8][9]

Hiện nay (tháng 4 năm 2019), Lê Quang Tiến là Tỉnh ủy viên Tỉnh ủy Đắk Lắk, Phó Viện trưởng phụ trách Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đắk Lắk.[10]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Hữu Thức. “VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK LẮK VỚI CÔNG TÁC ĐỀN ƠN ĐÁP NGHĨA”. Viện kiểm sát nhân dân tối cao. 2012-04-12. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 5 năm 2019. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2019.
  2. ^ Ngân Nga. “Đình chỉ vụ án gây thiệt cho bị can”. Báo Pháp luật TPHCM. 2015-11-04. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2019.
  3. ^ Phan Lâm. “Đăk Lắc: 3 Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân bị xem xét trách nhiệm”. Báo Pháp luật và Xã hội. 2019-09-11. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2019.
  4. ^ Trường Lưu - Ngọc Oanh. “Ngành Kiểm sát nhân dân tỉnh Đắk Lắk tri ân nhân ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7”. VKSND tỉnh Đắk Lắk. 2018-07-26. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 5 năm 2019. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2019.
  5. ^ PV. “Xem xét trách nhiệm 3 Phó viện trưởng VKSND tỉnh Đắk Lắk”. Báo Nhân đạo và Đời sống. 2018-09-12. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 5 năm 2019. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2019.
  6. ^ Văn Thành. “Đề nghị xem xét kỷ luật hàng loạt cán bộ Viện KSND tỉnh Đắk Lắk”. Báo Công an nhân dân. 2018-09-12. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 5 năm 2019. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2019.
  7. ^ Vũ Long. “Xem xét kỷ luật nguyên Viện trưởng Viện KSND tỉnh Đắk Lắk”. Báo Đại Đoàn Kết. 2019-09-12. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2019.
  8. ^ Vũ Long. “Viện KSND tỉnh Đắk Lắk làm thất thoát tiền tỷ”. Báo Tiền phong. 2018-09-12. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2019.
  9. ^ Duy Hậu (ngày 12 tháng 9 năm 2018). “Đắk Lắk: Xem xét xử lý nguyên Viện trưởng VKSND gây thất thoát tài sản nhà nước”. Báo Dân Việt. Truy cập ngày 6 tháng 10 năm 2018.
  10. ^ Văn phòng VKSND tỉnh. “VKSND tỉnh Đắk Lắk: Gặp mặt, chia tay cán bộ nghỉ hưu theo chế độ”. VKSND tỉnh Đắk Lắk. 2019-04-26. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 5 năm 2019. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2019.