Lỗ gai

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Lỗ gai
Mặt trong của xương bướm. Lỗ gai nằm ở vị trí góc dưới, bên trái hình.
Mặt trong của nền sọ, xương bướm được tô màu vàng. Lỗ gai nằm ở phía dưới, bên phải xương bướm.
Chi tiết
Định danh
LatinhForamen spinosum
TAA02.1.05.038
FMA53156
Thuật ngữ giải phẫu

Lỗ gai (tiếng Anh: Foramen spinosum) là một trong hai lỗ nền sọ nằm ở nền sọ người, trên xương bướm. Lỗ nằm trước gai xương bướm, ngay bên cạnh lỗ bầu dục. Lỗ là nơi động mạch màng não giữa, tĩnh mạch màng não giữanhánh màng não của thần kinh hàm dưới chui qua.[1]

Trong phẫu thuật thần kinh, lỗ gai được dùng làm mốc do có nhiều liên quan khá chặt chẽ với các lỗ khác trong nền sọ. Jakob Benignus Winslow mô tả lỗ gai lần đầu tiên vào thế kỷ XIII.

Cấu trúc[sửa | sửa mã nguồn]

Lỗ gai là một lỗ nền sọ[a] chọc qua xương bướm[b] nằm trong hố sọ giữa.[4]:771 Đây là một trong hai lỗ nằm ở cánh lớn xương bướm. Lỗ bầu dục nằm ở vị trí ngay phía trước - trong lỗ gai.[4]:776 Gai bướm ở vị trí sau - trong[c] lỗ gai. Phía ngoài lỗ gai là hố hàm dưới[d][4]:873 và phía sau là vòi Eustachi.[e][5]

Biến thể[sửa | sửa mã nguồn]

Lỗ gai có nhiều biến thể về kích thước và vị trí. Trong một số trường hợp hiếm gặp không xuất hiện lỗ gai, hoặc lỗ gai chỉ có ở một bên. Khi đó, động mạch màng não giữa đi vào hộp sọ[f] bằng cách đi xuyên qua lỗ bầu dục.[6] Ngược lại, trong một số ít trường hợp (dưới 1%) xuất hiện thêm một lỗ gai, nhất là khi người đó tồn tại hai động mạch màng não giữa cùng bên.[5]

Lỗ gai có thể xuyên qua xương bướm ở đỉnh mỏm gai, hoặc nằm dọc theo mặt trong của mỏm.[5]

Phát triển[sửa | sửa mã nguồn]

trẻ sơ sinh, lỗ gai dài khoảng 2,25 mm và ở người lớn dài khoảng 2,56 mm. Chiều rộng của lỗ gai dao động ở người lớn từ 1,05 mm đến khoảng 2,1 mm.[7] Đường kính trung bình của lỗ gai ở người lớn là 2,63 mm.[8]

Trong một nghiên cứu về sự phát triển của lỗ tròn, lỗ bầu dục và lỗ gai, quan sát thấy sự hình thành lỗ gai sớm nhất vào tháng thứ tám sau sinh và muộn nhất là vào năm bảy tuổi. Trong các nghiên cứu hộp sọ, phần lớn lỗ có hình tròn.[8] Dây chằng bướm - hàm[g] có nguồn gốc phôi thai học là cung mang thứ nhất (cung họng thứ nhất)[h] và thường gắn vào gai xương bướm, có thể được tìm thấy điểm gắn ở bờ lỗ.[5][10]

Động vật khác[sửa | sửa mã nguồn]

Ở các động vật trong họ Người khác, lỗ gai được tìm thấy nhưng không phải chỗ xương bướm mà ở trên xương thái dương như trai thái dương[i] (nằm ở đường khớp bướm - trai[j]), hoặc không có.[5][12]

Chức năng[sửa | sửa mã nguồn]

Lỗ gai là nơi động mạch màng não giữa, tĩnh mạch màng não giữanhánh màng não của thần kinh hàm dưới chui qua.[4]:763[5]

Ý nghĩa lâm sàng[sửa | sửa mã nguồn]

Do ở vị trí khá rõ ràng, lỗ gai được coi như một mốc giải phẫu trong phẫu thuật thần kinh. Lấy lỗ gai làm mốc, phẫu thuật viên xác định được các lỗ nền sọ khác, thần kinh hàm dưới, hạch sinh ba (của thần kinh sinh ba - CN V)[k], lỗ bầu dục và lỗ tròn. Lỗ gai có liên quan đến quá trình cầm máu trong phẫu thuật chấn thương.[5]

Lịch sử thuật ngữ[sửa | sửa mã nguồn]

Lỗ gai lần đầu tiên được nhà giải phẫu học người Đan Mạch Jakob Benignus Winslow mô tả vào thế kỷ XVIII. Sở dĩ được đặt tên như vậy vì lỗ liên quan với mỏm gai nằm trên cánh lớn xương bướm. Tuy nhiên, do biến cách danh từ[l] không chính xác, nghĩa đen của thuật ngữ lại là là "một cái lỗ đầy gai" (tiếng Latinh: foramen spinosum). Trong thực tế, danh pháp chính xác nhưng không được sử dụng sẽ phải là foramen spinae.[5]

Hình ảnh bổ sung[sửa | sửa mã nguồn]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Ghi chú[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Sọ người có nhiều "lỗ" để cho thần kinh, động mạch, tĩnh mạch và một số cấu trúc giải phẫu chui qua. Những cái lỗ này có kích thước, số lượng khác nhau và phụ thuộc vào độ tuổi [2][3]
  2. ^ Xương bướm là xương đơn (chỉ có một xương, còn xương kép là hai xương nằm ở hai bên cơ thể) nằm ở nền sọ
  3. ^ Tham khảo các thuật ngữ này trong bài Thuật ngữ giải phẫu vị trí
  4. ^ Hố hàm dưới (tiếng Anh: Mandibular fossa) là một hố ở xương thái dương, tiếp khớp với xương hàm dưới
  5. ^ Vòi Eustachi hay vòi tai, là một cái ống thông vùng mũi họng với vùng tai giữa
  6. ^ Hộp sọ (tiếng Anh: Cranial cavity) là không gian bên trong hộp sọ, tạo bởi 8 xương sọ (gọi là sọ thần kinh hay sọ mặt), chứa não
  7. ^ Dây chằng bướm - hàm (tiếng Anh: Sphenomandibular ligament) là dây chằng gắn gai xương bướm với lưỡi hàm dưới, một mẩu xương nhô ra để che lỗ hàm dưới ở phía dưới nó[9]
  8. ^ Cung mang thứ nhất (tiếng Anh: first pharyngeal arch) là một cấu trúc giải phẫu thời kỳ phôi thai chứa sụn, phần sau là mỏm xương hàm trên, và phần trước của nó là sụn Meckel hay là mỏm lồi cầu xương hàm dưới
  9. ^ Xương thái dương là xương chẵn, gồm ba phần: phần trai, phần đá và phần nhĩ. Trai thái dương (tiếng Anh: Temporal squama) là phần tạo nên thành bên của hộp sọ[11]
  10. ^ Trai thái dương tiếp khớp ở trên với bờ dưới xương đỉnh, ở trước với cánh lớn xương bướm (tạo thành đường khớp bướm - trai) và ở sau với xương chẩm[11]
  11. ^ Thần kinh sinh ba (hay thần kinh sọ V, tiếng Anh: trigeminal nerve) là thần kinh chi phối cảm giác mặt và chi phối vận động như cơ cắn và cơ nhai. Đây là thần kinh phức tạp nhất trong số các dây thần kinh sọ
  12. ^ Tiếng Anh: declining the noun

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Trịnh Văn Minh 2017, tr. 401 – 403.
  2. ^ Kalmey JK1, ThewissenJG, Dluzen DE (tháng 7 năm 1998). “Age-related size reduction of foramina in the cribriform plate”. Anat. Rec. 251 (3): 326–9. doi:10.1002/(sici)1097-0185(199807)251:3<326::aid-ar7>3.3.co;2-#.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  3. ^ Patron V, Berkaoui J, Jankowski R, Lechapt-Zalcman E, Moreau S, Hitier M (tháng 9 năm 2015). “The forgotten foramina: a study of the anterior cribriform plate”. Surg Radiol Anat. 37 (7): 835–40. doi:10.1007/s00276-015-1471-2.
  4. ^ a b c d Drake, Richard L.; Vogl, Wayne; Tibbitts, Adam W.M. Mitchell; illustrations by Richard; Richardson, Paul (2005). Gray's anatomy for students. Philadelphia: Elsevier/Churchill Livingstone. ISBN 978-0-8089-2306-0.
  5. ^ a b c d e f g h Krayenbühl, Niklaus; Isolan, Gustavo Rassier; Al-Mefty, Ossama (ngày 2 tháng 8 năm 2008). “The foramen spinosum: a landmark in middle fossa surgery” (PDF). Neurosurgical Review. 31 (4): 397–402. doi:10.1007/s10143-008-0152-6.
  6. ^ “Illustrated Encyclopedia of Human Anatomic Variation: Opus V: Skeletal Systems: Cranium – Sphenoid Bone”. Illustrated Encyclopedia of Human Anatomic Variation. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2006.
  7. ^ Lang J, Maier R, Schafhauser O (1984). “Postnatal enlargement of the foramina rotundum, ovale et spinosum and their topographical changes”. Anatomischer Anzeiger. 156 (5): 351–87. PMID 6486466.
  8. ^ a b Yanagi S (1987). “Developmental studies on the foramen rotundum, foramen ovale and foramen spinosum of the human sphenoid bone”. The Hokkaido Journal of Medical Science. 62 (3): 485–96. PMID 3610040.
  9. ^ Trịnh Văn Minh 2017, tr. 448.
  10. ^ Ort, Bruce Ian Bogart, Victoria (2007). Elsevier's integrated anatomy and embryology. Philadelphia, Pa.: Elsevier Saunders. tr. Elsevier’s Integrated Anatomy and Embryology. ISBN 978-1-4160-3165-9.
  11. ^ a b Trịnh Văn Minh 2017, tr. 427.
  12. ^ Braga, J.; Crubézy, E.; Elyaqtine, M. (1998). “The posterior border of the sphenoid greater wing and its phylogenetic usefulness in human evolution”. American Journal of Physical Anthropology. 107 (4): 387–399. doi:10.1002/(SICI)1096-8644(199812)107:4<387::AID-AJPA2>3.0.CO;2-Y. PMID 9859876.

Thư mục[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]