Lợn Nero Sicily

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Lợn Nero Sicilia
Tình trạng bảo tồnFAO (2007): Nguy cấp[1]
Tên gọi khác
  • Nero dei Nebrodi
  • Nero delle Madonie
  • Nero dell'Etna
Quốc gia nguồn gốcSicilia, Ý
Đặc điểm
Cân nặng
  • Đực:
    150 kg (330 lb)
  • Cái:
    130 kg (290 lb)
Ghi chú
Breed standard
  • Lợn
  • Sus scrofa domesticus

Lợn Nero Sicily (tiếng Anh:Nero Siciliano) là một giống lợn nhà có nguồn gốc từ đảo Silicy thuộc Địa Trung Hải, ở miền nam nước Ý. Giống lợn này được nuôi dưỡng chủ yếu ở tỉnh Messina, đặc biệt là ở Monti Nebrodi.[2] Vì lý do này nó thường được gọi là Nero dei Nebrodi; ngoài ra, giống lợn này cũng có thể được gọi với nhiều cái tên khác là Nero delle Madonie hoặc Nero dell'Etna,[3] để liên kết với dãy núi Madonie và gắn kết với dãy núi Etna. Lợn Nero Sicily là một trong sáu giống lợn bản địa được công nhận bởi Ministero delle Politiche Agricole Alimentari e Forestali - Bộ Nông nghiệp và Lâm nghiệp Italia.[4]

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Sách tổng quát về giống lợn này đã được viết vào năm 2001[5] và được lưu giữ bởi Associazione Nazionale Allevatori Suini, hiệp hội chăn nuôi lợn quốc gia Ý. Vào cuối năm 2012 đã có 3.642 con lợn giống này được đăng ký.[6]

Sử dụng[sửa | sửa mã nguồn]

Lợn Nero Sicily được nuôi với mục đích cho thịt tươi và salumi. Lợn được nuôi với mục đích sử dụng trực tiếp thường được giết mổ sau 6–7 tháng, với trọng lượng trong khoảng từ 60 đến 70 kg (khoảng từ 130 đến 150 lb), trong khi những giống lợn sản xuất thịt được bảo quản thường bị giết mổ ở độ tuổi từ 10 đến 11 tháng, khi chúng đạt trọng lượng từ 110 đến 120 kg (từ 240 đến 260 lb).[2][7] Salumi chính là Salame Sant'Angelo, có trạng thái IGP, Prosciutto di Suino Nero dei Nebrodi; capocollo, guancialecoppa cũng được sản xuất.[2]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Barbara Rischkowsky, D. Pilling (eds.) (2007). List of breeds documented in the Global Databank for Animal Genetic Resources, annex to The State of the World's Animal Genetic Resources for Food and Agriculture. Rome: Food and Agriculture Organization of the United Nations. ISBN 9789251057629. Truy cập May 2014.
  2. ^ a b c Daniele Bigi, Alessio Zanon (2008). Atlante delle razze autoctone: Bovini, equini, ovicaprini, suini allevati in Italia (in Italian). Milan: Edagricole. ISBN 9788850652594. p. 445–46.
  3. ^ Breed data sheet: Nero siciliano/Italy. Domestic Animal Diversity Information System of the Food and Agriculture Organization of the United Nations. Truy cập September 2013.
  4. ^ Norme tecniche del Libro Genealogico e del Registro Anagrafico della specie suina: Allegato 1 a D.M. 11255 del ngày 13 tháng 6 năm 2013 (in Italian). Ministero delle Politiche Agricole Alimentari e Forestali. pp. 8–9. Truy cập September 2013.
  5. ^ Strutture Zootecniche (Dec. 2009/712/CE - Allegato 2 - Capitolo 2) (in Italian). Ministero delle Politiche Agricole Alimentari e Forestali. Section I(b). Archived ngày 4 tháng 12 năm 2013.
  6. ^ Andrea Cristini, et al. (ngày 23 tháng 6 năm 2013). Relazione del comitato direttivo alla assemblea generale dei soci (in Italian). Rome: Associazione Nazionale Allevatori Suini. Archived ngày 7 tháng 5 năm 2014.
  7. ^ Luigi Liotta (n.d.). Il Suino Nero Siciliano (in Italian). Associazione Italiana Razze Autoctone a Rischio di Estinzione. Archived ngày 7 tháng 11 năm 2014.