MMA 60

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

MMA 60 là một hầm mộ tọa lạc tại Deir el-Bahari, thuộc một phần của khu lăng mộ Thebes, nằm bên bờ tây của sông Nin. Hầm mộ này là nơi an nghỉ của những cá nhân quý tộc sống vào thời kỳ của Vương triều thứ 21 trong lịch sử Ai Cập cổ đại.

Những cá nhân được chôn cất[sửa | sửa mã nguồn]

  • Djedmutesankh A, mang danh hiệu Chánh phi trong Hậu cung của Amun, được nghĩ là hôn phối của Đại tư tế Djedkhonsuefankh.
  • Henuttawy B, mang danh hiệu Kỹ nữ của Amun, con gái của Đại tư tế Pinedjem I và vương phi Duathathor-Henuttawy.
  • Henuttawy C, mang danh hiệu Chánh phi trong Hậu cung của Amun, con gái của Đại tư tế Menkheperre (và có lẽ là với vương phi Isetemkheb C), hôn phối của Đại tư tế Smendes II.
  • Menkheperre C, mang danh hiệu Cha của thần, Tư tế của Amun-Ra, con trai của Faienmut, tức cháu nội/ngoại của Đại tư tế Piankh. Menkheperre C là một người đàn ông khoảng 40 - 50 tuổi[1]. Hai cỗ quan tài hiện đang được lưu giữ tại Viện bảo tàng Mỹ thuật Metropolitan của ông vốn thuộc về một tư tế tên là Ahmose[1]; riêng tấm phủ xác ướp thật sự là của Menkheperre[2].
  • Nesenaset (hay Nesitaset), một phụ nữ được an táng trong hai cỗ quan tài của một người phụ nữ khác tên Ankhesmut[3][4]. Chôn theo Nesenaset là một cuộn giấy cói Amduat[5], một vài con tượng shabti[6] và nhiều loại bùa hộ mệnh khác[7].
  • Tabakmut, một nam giới không rõ danh hiệu, mất vào khoảng 25 - 35 tuổi[8]. Không một vật dụng nào được chôn theo cùng Tabakmut ngoài 2 cỗ quan tài; có lẽ địa vị của người này thấp hơn nhiều so với những cá nhân khác trong mộ[8].
  • Tiye, mang danh hiệu Kỹ nữ của Amun. Cỗ quan tài ngoài của Tiye đã bị hư hỏng nặng do đá đè và mục nát do ngấm nước[9]. Cỗ quan tài trong, một tấm phủ xác ướp, một tấm vải liệm vẽ hình Osiris, một vài bùa hộ mệnh và hai cuộn giấy cói được chôn theo Tiye hiện đang được lưu giữ tại Viện bảo tàng Mỹ thuật Metropolitan[9]; một tượng thần Osiris hiện đang ở Bảo tàng Cairo[9].

Hầm mộ MMA 60 ban đầu là nơi chôn cất của 3 người phụ nữ Djedmutesankh A, Henuttawy BHenuttawy C[10]. Sau đó, hầm được mở cửa trở lại để chôn cất tư tế Menkheperre C, và tiếp tục như vậy đối với Nesenaset, Tabakmut và Tiye[10].

Hiện vật được tìm thấy[sửa | sửa mã nguồn]

Những hiện vật dưới đây hiện đang được lưu giữ tại Viện bảo tàng Mỹ thuật Metropolitan.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b “Outer Coffin of Menkheperre (C), usurped from Ahmose (ca. 1000–945 B.C.)”. Viện bảo tàng Mỹ thuật Metropolitan. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2020.
  2. ^ “Mummy Board of Menkheperre (C) (ca. 1000–945 B.C.)”. Viện bảo tàng Mỹ thuật Metropolitan. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2020.
  3. ^ “Inner Coffin Inscribed for Ankhesmut (used by Nesitaset) (ca. 969–959 B.C.)”. Viện bảo tàng Mỹ thuật Metropolitan. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2020.
  4. ^ “Base of outer coffin inscribed for Ankhesmut (ca. 1070–712 B.C.)”. Viện bảo tàng Mỹ thuật Metropolitan. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2020.
  5. ^ “Amduat Papyrus Inscribed for Nesitaset (ca. 1070–945 B.C.)”. Viện bảo tàng Mỹ thuật Metropolitan. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2020.
  6. ^ “Worker shabti of Nesenaset (ca. 1070–945 B.C.)”. Viện bảo tàng Mỹ thuật Metropolitan. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2020.
  7. ^ “Scarab amulet of Nesenaset (ca. 1070–945 B.C.)”. Viện bảo tàng Mỹ thuật Metropolitan. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2020.
  8. ^ a b “Outer Coffin Inscribed for Tabakmut (ca. 1000–950 B.C.)”. Viện bảo tàng Mỹ thuật Metropolitan. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2020.
  9. ^ a b c “Inner Coffin of Tiye (ca. 1070–945 B.C.)”. Viện bảo tàng Mỹ thuật Metropolitan. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2020.
  10. ^ a b H. E. Winlock (tháng 12 năm 1924), The Metropolitan Museum of Art Bulletin, New Series, quyển 19, số 12, THE METROPOLITAN MUSEUM OF ART: THE EGYPTIAN EXPEDITION 1923-1924, tr.24-28