Macolor

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Macolor
M. macularis
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Bộ (ordo)Lutjaniformes
Họ (familia)Lutjanidae
Chi (genus)Macolor
Bleeker, 1860
Loài điển hình
Macolor typus
Bleeker, 1860
Danh pháp đồng nghĩa
  • Proamblys Gill, 1862

Macolorchi cá biển trong họ Cá hồng. Chi này được mô tả bởi Pieter Bleeker vào năm 1860.

Từ nguyên[sửa | sửa mã nguồn]

Một đàn M. niger

Tên gọi của chi có lẽ bắt nguồn từ macula trong tiếng Latinh nghĩa là "đốm", hàm ý đề cập đến những đốm trắng trên cơ thể màu đen của M. niger còn nhỏ. Bleeker đã đổi tên không cần thiết cho loài điển hình Diacope macolor (= M. niger) thành Macolor typus.[1]

Các loài[sửa | sửa mã nguồn]

Có 2 loài được công nhận trong chi này:

Đặc điểm hình thái và sinh thái[sửa | sửa mã nguồn]

Cá con của M. macularis

Cá trưởng thành chủ yếu có các tông màu nâu xám hoặc nâu đen, vùng bụng nhạt màu hơn. Cá con có hai màu tương phản: đen ở lưng và trắng ở bụng, lốm đốm các vệt đen-trắng ở thân và một dải đen xuyên mắt.

Macolor ưa sống ở khu vực rạn san hô, riêng cá con thường hay tập trung gần huệ biển. Thức ăn chủ yếu là các loài cá nhỏ hơn và động vật giáp xác.[2]

Theo ghi nhận của nhà ngư học J. H. Choat, Macolor có thể sống được khoảng 40–50 năm.[3] Một cá thể M. macularis được thu thập từ bãi cạn Rowleytuổi thọ lên đến 81, khiến chúng trở thành loài cá rạn san hô nhiệt đới sống thọ nhất được ghi nhận cho đến nay.[4]

Phân bố[sửa | sửa mã nguồn]

Cả hai loài có phân bố rộng khắp khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, riêng M. niger còn được quan sát ở cả phía nam Biển Đỏ. Chúng có thể được tìm thấy ở độ sâu đến ít nhất là 90 m.[2]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Christopher Scharpf (2022). “Order Lutjaniformes: Families Haemulidae and Lutjanidae”. The ETYFish Project Fish Name Etymology Database. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2023.
  2. ^ a b Gerald R. Allen (1985). Vol.6. Snappers of the world (PDF). FAO. tr. 125–126. ISBN 92-5-102321-2.
  3. ^ Hay, Amanda C. (2011). “The pelagic larva of the Midnight Snapper, Macolor macularis (Teleostei: Lutjanidae)” (PDF). Records of the Australian Museum. 63 (1): 85–88. doi:10.3853/j.0067-1975.63.2011.1578.
  4. ^ Taylor, Brett M.; Wakefield, Corey B.; Newman, Stephen J.; Chinkin, Mark; Meekan, Mark G. (2021). “Unprecedented longevity of unharvested shallow-water snappers in the Indian Ocean”. Coral Reefs. 40 (1): 15–19. doi:10.1007/s00338-020-02032-3. ISSN 1432-0975.