Ném còn
Giao diện
Ném còn là một trò chơi dân gian Việt Nam phổ biến trong các dịp lễ hội đầu năm của các dân tộc Tày, Thái, Mường... chủ yếu ở vùng Tây Bắc, Việt Nam.[1] Ý nghĩa của trò chơi là cầu mong mùa màng tươi tốt, vạn vật sinh sôi nảy nở và cầu mong giao hòa âm dương, đất trời.
Mô tả
[sửa | sửa mã nguồn]Trò chơi gồm một cây cọc thẳng lớn có chiều cao từ 10 đến 15 m và có gắn một vòng tròn lớn, đặt ở một sân bãi rộng rãi. Quả còn (trái còn) làm bằng vải nhiều màu chứa hạt bông, thóc hoặc cát, dây lược gắn với quả còn dài 50 – 60 cm. Người chơi đứng cách cây cọc một khoảng cách tương đối, sau đó cầm dây lược ném quả còn làm sao cho quả bay qua vòng tròn trên cây cọc là chiến thắng.[2][3][4]
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ “Độc đáo tục ném còn của người Tày ở Chiềng Keng”. dantocmiennui.vn. Truy cập 21 tháng 3 năm 2020.
- ^ “Khám phá hội ném còn ở Tây Bắc”. Báo điện tử của Đài Truyền hình Việt Nam. Truy cập 21 tháng 3 năm 2020.
- ^ “Trò chơi ném còn của người Thái”. Báo Nghệ An điện tử. Truy cập 21 tháng 3 năm 2020.
- ^ “Lễ hội ném còn ở Điện Biên - VnExpress Du lịch”. VnExpress - Tin nhanh Việt Nam. Truy cập 21 tháng 3 năm 2020.