Natri stannat

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Natri stannat
Bột trắng của natri stannat
Danh pháp IUPACNatri hexahydroxostannat(IV)
Tên khácdinatri hexahydroxyl thiếc
natri stannat(IV)
natri stannat–3–water
natri thiếc(IV) oxit hydrat
Nhận dạng
Số CAS12027-70-2
Thuộc tính
Công thức phân tửH6Na2O6Sn
Khối lượng mol266.73 g/mol
Bề ngoàiChất rắn không màu hoặc trắng
Khối lượng riêng4.68 g/cm³
Điểm nóng chảy
Điểm sôiN/A
Các nguy hiểm
NFPA 704

0
2
0
 
LD502132 mg/kg [Chuột]
Chỉ dẫn nguy hiểm GHSH300 + H310 + H330 + H410
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).

Natri stannat, tên goị đầy đủ là hexahydoxostannat natri (IV), là hợp chất vô cơ có công thức Na
2
Sn(OH)
6
. Muối này không màu, hình thành khi hòa tan thiếc hoặc thiếc(IV) oxit trong natri hydroxide và được sử dụng làm chất ổn định cho hydrogen peroxide[1]. Trong các tài liệu cổ xưa, stannat đôi khi được thể hiện như một chất oxyanion đơn giản SnO2−
3
[2], trong trường hợp hợp chất này đôi khi được gọi là natri stannat-3-nước và đại diện là Na
2
SnO
3
· 3H
2
O
[3]. Các dạng khan natri stannat, Na
2
SnO
3
, được công nhận như là một hợp chất riêng biệt với riêng của số CAS Registry là 12058-66-1[4], và một bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất riêng[5].

Điều chế[sửa | sửa mã nguồn]

Các hợp chất stannat của kim loại kiềm được điều chế bằng cách hoà tan nguyên tố thiếc trong một hydroxide kim loại thích hợp, tạo ra natri stannat bằng phản ứng:[6]

Sn   +   2 NaOH   +   4 H2O   →   Na2[Sn(OH)6]   +   2 H2

Một phản ứng tương tự xảy ra khi thiếc dioxide được hòa tan trong base:

SnO2   +   2 NaOH   +   2 H2O   →   Na2[Sn(OH)6]

Dạng khan cũng có thể được điều chế từ thiếc dioxide bằng cách rang với natri cacbonat trong môi trường hỗn hợp cacbon monoxit / cacbon dioxide:[7]

SnO2   +   Na2CO3   →   Na2SnO3   +   CO2

Cấu trúc[sửa | sửa mã nguồn]

Anion là một phức hợp phối hợp có hình dạng bát diện, tương tự như hầu hết các stannat khác, chẳng hạn như anion hexaclorostannat (SnCl6)2-. Khoảng cách liên kết Sn-O trung bình là 2,071 Å.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Clark, John D. (1972). Ignition! An Informal History of Liquid Rocket Propellants. Rutgers University Press. ISBN 0813507251.
  2. ^ Similarly, stannites are sometimes represented with the anion SnO22−
  3. ^ “Material Safety Data Sheet – sodium stannate trihydrate MSDS”. Science Lab. ngày 21 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2017.
  4. ^ National Center for Biotechnology Information (2017). “Sodium Stannate”. PubChem. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2017.
  5. ^ “Sodium Stannate MSDS” (PDF). Santa Cruz Biotechnology. ngày 14 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2017.
  6. ^ Greenwood, Norman N.; Earnshaw, Alan (1997). Chemistry of the Elements (ấn bản 2). Butterworth-Heinemann. ISBN 0750633654.
  7. ^ Zhang, Yuanbo; Su, Zijian; Liu, Bingbing; You, Zhixiong; Yang, Guang; Li, Guanghui; Jiang, Tao (2014). “Sodium stannate preparation from stannic oxide by a novel soda roasting–leaching process”. Hydrometallurgy. 146: 82–88. doi:10.1016/j.hydromet.2014.03.008.