Bước tới nội dung

Nematophyta

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nematophyta
Thời điểm hóa thạch: Cambrian–410[1] Thượng Silur - Hạ Devon
Cuticle of Cosmochlaina, retrieved from the Burgsvik beds by acid maceration. Cells about 12 μm in diameter.
Phân loại khoa học
Vực (domain)Eukarya
Giới (regnum)Plantae
Ngành (phylum)Nematophyta
Strother, 1993[2]
Lớp (class)Nematophytina
Strother, 1993
Bộ (ordo)Nematophytales
Lang, 1937[3]
Họ (familia)Nematothalaceae
Strother, 1993
Các chi

Family Nematothalaceae:

Family Nematophytaceae:

Nematophytes là một nhóm thực vật đất liền chỉ còn thấy dấu vết trong một số mẫu hóa thạch. Chi điển hình là Nematothallus, đại diện điển hình hóa cho cả nhóm, lần đầu tiên được Lang W. H miêu tả vào năm 1933[3]. Ông cho rằng nó là dạng thực vật có tản với đặc trưng dạng ống và là thể bào tử, được che phủ bằng lớp cutin, bảo tồn các dấu vết của các tế bào phía dưới. Ông đã tìm thấy nhiều dấu tích có các đặc trưng này nhưng chúng không kết hợp đồng thời cả ba đặc trưng, điều này làm cho việc tái tạo lại các mảnh vụn thực vật như là các bộ phận của một sinh vật duy nhất mang tính phỏng đoán rất cao.

Sự thiếu vắng định nghĩa rõ ràng của nematophytes đã dẫn tới việc coi nó như là một đơn vị phân loại hình thái trong đơn vị phân loại thùng rác, với mọi loại dấu tích thực vật có dạng ống và các cutin kiểu tế bào có trong giai đoạn thuộc hay xung quanh kỷ Silur được xếp vào nhóm "Nematophytes" với ý nghĩa như là sự thể hiện cho sự không biết gì hơn là sự thể hiện có ý nghĩa khoa học nào đó.

Phân loại Linnaeus gặp vấn đề trong việc sắp xếp phần lớn các nhóm hóa thạch, do chúng có xu hướng tạo ra các nhóm thân cây đối với các đơn vị phân loại hiện đại. Vì thế mặc cho các cố gắng của Strother trong việc chính thức hóa danh pháp của Nematothalli, nhưng tôn ti trật tự của các lớp, bộ và họ tốt nhất nên nghĩ như là một nhóm thân cây đối với thực vật có phôi (thực vật hiện đại ngày nay), với tảo lục như là nhóm thân cây đối với Nematophytes. Thực vậy, do không có (hay chưa tìm thấy) các cấu trúc sinh sản hay sinh dưỡng giống như thường thấy ở thực vật có phôi ngày nay, nên việc giả định mối quan hệ này cũng chưa hẳn đã là tin cậy.[5]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Graham Le; Wilcox Lw; Cook Me; Gensel Pg (2004). “Resistant tissues of modern marchantioid liverworts resemble enigmatic Early Paleozoic microfossils” (Free full text). Proceedings of the National Academy of Sciences of the United States of America. 101 (30): 11025–9. doi:10.1073/pnas.0400484101. ISSN 0027-8424. PMC 503736. PMID 15263095.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  2. ^ Strother P.K. (1993). “Clarification of the Genus Nematothallus Lang”. Journal of Paleontology. 67 (6): 1090–1094. Truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2007.
  3. ^ a b Lang W.H. (1937). “On the Plant-Remains from the Downtonian of England and Wales”. Philosophical Transactions of the Royal Society of London. Series B, Biological Sciences. 227 (544): 245–291. Truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2007.
  4. ^ Included in the Nematophyta by doi:10.2110/palo.2008.p08-046r
    Hoàn thành chú thích này
  5. ^ Strother P.K. (1988). “New Species of Nematothallus from the Silurian Bloomsburg Formation of Pennsylvania”. Journal of Paleontology. 62 (6): 967–982. Truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2007.
  • McGregor và Narbonne, 1978: "Upper Silurian trilete spores and other microfossils from the Read Bay Formation, Cornwallis Island, Canadian Arctic"