Người Luwi
Người Luwi /ˈluːiənz/ là một nhóm các tộc người Anatolia sinh sống ở miền trung, phía Tây, và phía Nam Tiểu Á cũng như phần phía Bắc của miền Tây Levant vào giai đoạn Thời đại đồ đồng và Thời đại đồ sắt. Họ nói tiếng Luwi, một ngôn ngữ Ấn-Âu thuộc phân nhóm Anatolia, mà được viết bằng dạng chữ viết hình nêm được du nhập từ Mesopotamia, và một hệ thống chữ viết tượng hình bản địa khác thường, chúng đôi khi cũng được những người Hittite vốn có mối quan hệ về mặt ngôn ngữ học sử dụng.
Vai trò của người Luwi trong lịch sử thời đại đồ đồng là một vấn đề tranh cãi.[1]
Lịch sử
[sửa | sửa mã nguồn]Nguồn gốc
[sửa | sửa mã nguồn]Nguồn gốc của người Luwi chỉ có thể được giả định. Hiện nay tồn tại nhiều giả thuyết khác nhau, thậm chí chúng còn được liên kết tới sự tranh cãi về quê gốc của những cư dân nói tiếng Ấn-Âu. Các ý kiến về quê hương của người Ấn-Âu bao gồm Balkan, vùng hạ lưu Volga và Trung Á. Tuy nhiên, chỉ có một ít trong số đó có thể được chứng minh về con đường đã đưa tổ tiên của người Luwia đến Anatolia. Chúng ta cũng không rõ liệu rằng sự chia tách giữa người Luwi khỏi người Hittite và những người nói tiếng Pala đã xảy ra ở Anatolia hay trước đó.
Có khả năng rằng nền văn hóa Demircihüyük (c.3500-2500 TCN) có liên quan với việc người Ấn-Âu đặt chân tới Anatolia, bởi vì ngôn ngữ Anatolia nguyên thủy đã phải tách ra muộn nhất là vào khoảng năm 3000 TCN dựa theo nền tảng ngôn ngữ.[2]
Giai đoạn Trung Kỳ đồ đồng
[sửa | sửa mã nguồn]Bằng chứng chắc chắn của người Luwi bắt đầu vào khoảng năm 2000 TCN, với sự hiện diện của các tên riêng và từ vay mượn trong các tư liệu của đế quốc Cổ Assyria đến từ các thuộc địa Kültepe của người Assyria, có niên đại trong khoảng từ năm 1950 tới năm 1700 TCN (Biên niên sử Trung Kỳ), mà cho thấy rằng người Luwi và Hittite đã là hai ngôn ngữ khác biệt vào thời điểm đó.
Theo hầu hết các học giả, người Hittites lúc đó đã định cư ở khu vực thượng nguồn Kızılırmak, trung tâm kinh tế và chính trị của họ đặt tại Kaniš-Neša. Người Luwi có vẻ như đã sinh sống ở khu vực miền Nam và miền Tây Anatolia, có lẽ với một trung tâm chính trị tại Purushanda. Những người định cư và thương gia Assyri mà vốn hiện diện ở Anatolia tại thời điểm này gọi các cư dân bản địa là nuwaʿum mà không có sự khác biệt nào.
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Collin Barras (16 tháng 12 năm 2017). “The champion of World War Zero”. New Scientist.
- ^ H. Craig Melchert: The Luwians. Brill 2003, ISBN 90-04-13009-8, S. 23–26.
Thư mục
[sửa | sửa mã nguồn]- Hartmut Blum. "Luwier in der Ilias?", Troia – Traum und Wirklichkeit: Ein Mythos in Geschichte und Rezeption, eds. Hans-Joachim Behr, Gerd Biegel, & Helmut Castritius. Tagungsband zum Symposion im Braunschweigischen Landesmuseum am 8. und 9. Juni 2001 im Rahmen der Ausstellung "Troia: Traum und Wirklichkeit". Braunschweig: Braunschweigisches Landesmuseum, 2003. ISBN 3-927939-57-9, pp. 40–47.
- Billie Jean Collins, Mary R. Bachvarova, & Ian C. Rutherford, eds. Anatolian Interfaces: Hittites, Greeks and their Neighbours. London: Oxbow Books, 2008.
- H. Craig Melchert, ed. The Luwians. Leiden: Brill, 2003, ISBN 90-04-13009-8.
- also in: Die Hethiter und ihr Reich. Exhibition catalog. Stuttgart: Theiss, 2002, ISBN 3-8062-1676-2.
- Ilya S. Yakubovich. Sociolinguistics of the Luvian Language. Leiden: Brill, 2010. ISBN 978-90-04-17791-8.
- Eberhard Zangger. The Luwian Civilisation: The Missing Link in the Aegean Bronze Age. Istanbul: Yayinlari, 2016, ISBN 978-605-9680-11-0.
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]- Luwian Studies.org
- Urs Willmann: Räuberbanden im Mittelmeer. In: Zeit Online, 2016
- "The Luwians: A Lost Civilization Comes Back to Life" keynote lecture by Dr. Eberhard Zangger given at Klosters' 50th Winterseminar, ngày 18 tháng 1 năm 2015 (online at Luwian Studies YouTube Channel)