Nghệ nhân
Nghệ nhân là người chuyên làm nghề nghệ thuật biểu diễn hoặc một nghề thủ công mĩ nghệ, với trình độ cao[1]. Nghệ nhân còn là một từ lóng chỉ người xứ Nghệ, người Nghệ Tĩnh (Nghệ An, Hà Tĩnh). Cách gọi này đã xuất hiện nhiều trên báo chí chính thống, được chấp nhận rộng rãi và được nhiều người nổi tiếng sử dụng, ví dụ như TS. Nguyễn Sĩ Dũng (nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội) đã tự nhận Tôi là Nghệ nhân trong một bài phỏng vấn công khai năm 2014.
Nghệ nhân và nghệ sĩ[sửa | sửa mã nguồn]
Có thể nhận thấy nghệ nhân thực chất cũng có thể coi là nghệ sĩ, nhưng có sự khác biệt là có tài năng nghệ thuật ở mức cao[cần dẫn nguồn]. Theo gốc tiếng Hán thì "nhân" có nghĩa là người, thế nhưng người Việt Nam không dùng từ này để chỉ người làm nghệ thuật nói chung như từ nghệ sĩ. Trên thực tế, người Việt sử dụng từ này chủ yếu đối với người làm nghề thủ công mĩ nghệ và một số hình thái nghệ thuật biểu diễn truyền thống, như gốm, kim hoàn, tuồng, ca trù,... Người Việt cũng rất ít khi dùng từ "nghệ sĩ" với những nghề thủ công mĩ nghệ. Để chỉ những người chuyên làm những công việc này nhưng trình độ không cao như nghệ nhân, người ta dùng từ "thợ", như thợ gốm, thợ kim hoàn,...; còn với ca trù, tuồng,... người ta cũng thường dùng từ "nghệ sĩ".
- Nghệ nhân khác với các nghệ sĩ là không học ở trường lớp nào cả, mà phần lớn là được truyền dạy. - Trong văn hóa dân gian Ở Tây Nguyên thường gọi các nhóm đối tượng này là: Nghệ nhân Cồng chiêng, nghệ nhân Hát kể Sử thi, nghệ nhân dệt thổ cẩm, đan lát...chỉ đến những người có tài năng đặc biệt về một lĩnh vực nào đó trong dân gian được lưu truyền từ nhiều đời để cho xã hội tương lai. Cũng Nhờ những nghệ nhân này mà xã hội có nhiều cử nhân, tiến sĩ, thậm chí là giáo sư trong lĩnh vực Văn hóa. Tuy nhiên ngành văn hóa nước ta vẫn chưa coi trọng việc ghi nhận danh hiệu cho các nghệ nhân là một việc làm cấp thiết để trả ơn với những bậc thầy văn hóa.
Xem thêm: nghệ sĩ
Danh hiệu nghệ nhân[sửa | sửa mã nguồn]
Nghệ nhân dân gian[sửa | sửa mã nguồn]
Nghệ nhân dân gian là danh hiệu cao quý do Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam đã trao cho những người có thành tích đóng góp trong việc bảo tồn và phát huy những giá trị của văn hóa phi vật thể, giữ vai trò quan trọng trong sáng tạo, sở hữu, bảo tồn và truyền dạy các giá trị văn hóa dân gian ở nhiều lĩnh vực khác nhau, như hát chèo, ca trù, quan họ, hát xoan, chầu văn…
Nghệ nhân ưu tú[sửa | sửa mã nguồn]
Đối tượng được đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú phải đạt các tiêu chuẩn sau:[2]
- Trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; có phẩm chất đạo đức tốt, tận tụy với nghề, gương mẫu, thực sự là tấm gương sáng cho mọi người và đồng nghiệp noi theo;
- Là người thợ giỏi tiêu biểu được đồng nghiệp thừa nhận, có thâm niên trong nghề tối thiểu 15 năm, có trình độ kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp điêu luyện, sáng tác thiết kế được 10 mẫu sản phẩm đạt trình độ nghệ thuật cao đã trực tiếp làm ra trên 15 tác phẩm có giá trị kinh tế, kỹ thuật, mỹ thuật;
- Là người có ảnh hưởng rộng rãi trong ngành và xã hội:
- Có nhiều thành tích trong việc giữ gìn, truyền nghề, dạy nghề cho trên 100 người, sáng tạo và phát triển ngành nghề thủ công mỹ nghệ;
- Là Nghệ nhân đầu đàn tiêu biểu được đồng nghiệp thừa nhận, quần chúng mến mộ, kính trọng;
- Có tác phẩm đạt trình độ nghệ thuật cao, được tặng giải (loại vàng hoặc bạc) tại các hội chợ triển lãm quốc gia hoặc quốc tế.
Nghệ nhân nhân dân[sửa | sửa mã nguồn]
Đối tượng được đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân phải đạt các tiêu chuẩn sau:
- Trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; có phẩm chất đạo đức tốt, tận tụy với nghề, gương mẫu, thực sự là tấm gương sáng cho mọi người và đồng nghiệp noi theo;
- Là người thợ giỏi xuất sắc được đồng nghiệp thừa nhận, có thâm niên trong nghề tối thiểu 20 năm; đã được phong tặng danh hiệu nghệ nhân ưu tú từ 5 năm trở lên; có trình độ kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp điêu luyện, sáng tác thiết kế được 10 mẫu sản phẩm đạt trình độ nghệ thuật cao đồng thời đã trực tiếp làm ra trên 20 tác phẩm có giá trị kinh tế, kỹ thuật, mỹ thuật;
- Là người có ảnh hưởng rộng rãi trong ngành và xã hội:
- Có nhiều thành tích trong việc giữ gìn, truyền nghề, dạy nghề cho trên 150 người, sáng tạo và phát triển ngành nghề thủ công mỹ nghệ;
- Tiếp tục giữ vững và phát huy ảnh hưởng của Nghệ nhân ưu tú. Là Nghệ nhân ưu tú tiêu biểu xuất sắc được đồng nghiệp thừa nhận, quần chúng mến mộ, kính trọng;
- Đạt giải thưởng quốc gia hoặc quốc tế tính từ sau khi được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú.
Một số nghệ nhân nổi tiếng[sửa | sửa mã nguồn]
- Nghệ nhân Hà Thị Cầu: là nghệ nhân hát xẩm đã được phong tặng Nghệ nhân dân gian, Nghệ sĩ ưu tú.
- Gia đình các nghệ nhân họ Điểu (Điểu K’lưt, Điểu Kâu, Điểu K’Lung ở Tây Nguyên) là kho sử thi.
- Nghệ nhân Y Lon Niê: lĩnh vực cồng chiên Tây Nguyên.
Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]
- ^ Từ điển Tiếng Việt năm 2005 của Viện Từ điển học và Từ điển Tiếng Việt thông dụng năm 2003 do Nguyễn Như Ý chủ biên
- ^ Tiêu chuẩn xét tặng "Nghệ nhân nhân dân", "Nghệ nhân ưu tú" nghề thủ công mỹ nghệ