Nguyễn Hữu Châu (chính khách)
Nguyễn Hữu Châu | |
---|---|
![]() | |
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Việt Nam Cộng hòa thứ 2 | |
Nhiệm kỳ 12 tháng 4 năm 1956 – 25 tháng 2 năm 1958 | |
Tiền nhiệm | Bùi Văn Thinh |
Kế nhiệm | Lâm Lễ Trinh |
Bộ trưởng tại Phủ Tổng thống Việt Nam Cộng hòa | |
Nhiệm kỳ 29 tháng 10 năm 1955 – 5 tháng 5 năm 1958 | |
Tiền nhiệm | Chức vụ được lập |
Kế nhiệm | Nguyễn Đình Thuần |
Tổng trưởng Đại diện Phủ Thủ tướng Quốc gia Việt Nam | |
Nhiệm kỳ 10 tháng 5 năm 1955 – 29 tháng 10 năm 1955 | |
Tiền nhiệm | Trần Trung Dung |
Kế nhiệm | Chức vụ thay đổi |
Thông tin cá nhân | |
Sinh | Gò Công, Nam Kỳ, Liên bang Đông Dương |
Quốc tịch | ![]() ![]() |
Nghề nghiệp | Luật sư, chính khách |
Nguyễn Hữu Châu[1][2][3] (? – ?) là luật sư và chính khách Việt Nam Cộng hòa,[4] cựu Bộ trưởng tại Phủ Tổng thống và Bộ trưởng Bộ Nội vụ Việt Nam Cộng hòa.[5][6]
Tiểu sử
[sửa | sửa mã nguồn]Nguyễn Hữu Châu quê ở tỉnh Gò Công (nay là tỉnh Tiền Giang), Nam Kỳ, Liên bang Đông Dương.[4]
Dưới thời Quốc gia Việt Nam và Đệ Nhất Cộng hòa, ông từng giữ chức Bộ trưởng tại Phủ Tổng thống trong chính phủ Ngô Đình Diệm[7][8] từ ngày 10 tháng 5 năm 1955 đến ngày 5 tháng 5 năm 1958. Đồng thời ông còn kiêm luôn chức Bộ trưởng Bộ Nội vụ từ ngày 12 tháng 4 năm 1956 đến ngày 25 tháng 2 năm 1958.
Ông lấy chị ruột Trần Lệ Xuân là bà Trần Thị Lệ Chi làm vợ nên cũng là con rể của cựu đại sứ Trần Văn Chương và là anh rể của cố vấn Ngô Đình Nhu, em trai Tổng thống Ngô Đình Diệm.[9] Nhờ mối quan hệ thông gia này mà địa vị của ông ngày càng vững mạnh hơn.
Tuy nhiên, dự luật Gia đình do bà Nhu được thông qua vào cuối năm 1957 lại khiến cho sự nghiệp chính trị của ông bị lung lay. Do đạo luật này chủ yếu nhằm cản trở ông ly dị với vợ là bà Trần Thị Lệ Chi và để bảo đảm một tài sản to lớn cho người chị ruột của bà Nhu. Quá bất mãn với gia đình bên vợ nên ông đành phải xin từ chức Bộ trưởng tại Phủ Tổng thống vào ngày 5 tháng 5 năm 1958 rồi bí mật vượt đường bộ trốn lên Campuchia để sang Pháp tị nạn.[10]
Không rõ cuối đời ông ra sao và mất vào lúc nào.
Nhận định
[sửa | sửa mã nguồn]Với tư cách Bộ trưởng tại Phủ Tổng thống kiêm Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Nguyễn Hữu Châu được coi là nhân vật quan trọng nhất sau Tổng thống Ngô Đình Diệm. Nổi tiếng là một luật sư thành công nhất Sài Gòn, lại là con cháu của một đại phú gia tại Gò Công. Ông được coi là một bộ trưởng liêm khiết và tài ba của chế độ Diệm. Đối với người Nam thường lo âu và nghi ngờ người Bắc di cư là "kẻ xâm lược", Nguyễn Hữu Châu là kẻ đỡ đầu, là Bộ trưởng của họ. Đối với lớp trí thức trẻ của chế độ, ông là người cấp tiến mà họ có thể trông cậy được trong công cuộc cải tiến xã hội. Đối với người lên án chế độ Diệm là một chế độ tham nhũng thì Nguyễn Hữu Châu ít bị nghi ngờ nhất vì ông đã quá giàu có nhờ vào lợi tức của văn phòng luật sư và nhờ thừa kế một gia tài đồ sộ. Đối với Tổng thống Diệm thì ông là một đảng viên tài ba, đắc lực có thể diễn đạt và phổ biến được những ý kiến lúng túng mơ hồ của ông Diệm thành ra những đường lối tốt cho chính phủ. Vốn liếng tài năng, đức độ của ông từng một thời là biểu tượng liêm chính cho chế độ Ngô Đình Diệm.[10]
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Trần Dĩ Lệnh, 陳以令 (1957). 越南現勢 [Tình hình hiện tại ở Việt Nam] (bằng tiếng Trung). Trung Hoa văn hóa xuất bản sự nghiệp ủy viên hội.
- ^ Đỗ Đôn Tín, 杜敦信; Triệu Hòa Mạn, 赵和曼 (1988). "Danh sách thành viên nội các tiền nhiệm của ngụy quyền Nam Việt Nam". 越南老挝柬埔寨手册 [Cẩm nang Việt Nam, Lào, Campuchia] (bằng tiếng Trung). Thời sự xuất bản xã. tr. 398. ISBN 7-80009-047-7.
- ^ Vương Sĩ Lục, 王士录 (1990). "战后初期印度对印支三国的政策" [Chính sách của Ấn Độ đối với ba nước Đông Dương thời kỳ đầu sau chiến tranh]. Đông Nam Á tung hoành (bằng tiếng Trung). Số 3.
- ^ a b Đặng Thanh Xuân (1973). Chân Dung Võ Tánh Và Người Dân Gò Công (PDF). Hòa Đồng. tr. 155. Bản gốc (pdf) lưu trữ ngày 12 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2022.
- ^ Hata Ikuhiko, 秦郁彦 (tháng 12 năm 1988). 世界諸国の制度・組織・人事 1840-1987 [Chế độ, tổ chức, nhân sự các nước trên thế giới năm 1840–1987]. Nhà xuất bản Đại học Tokyo. tr. 158-159.(tiếng Nhật)
- ^ Hata Ikuhiko, 秦郁彦 (tháng 12 năm 2001). 世界諸国の制度・組織・人事 1840-2000 [Chế độ, tổ chức, nhân sự các nước trên thế giới năm 1840–2000]. Nhà xuất bản Đại học Tokyo. tr. 196. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2022.(tiếng Nhật)
- ^ Phan Đăng Thanh; Trương Thị Hòa (2019). Lịch sử các chế độ báo chí ở Việt Nam. Quyển 2. Nxb. Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. tr. 166. ISBN 978-604-58-8585-7.
- ^ Trần Nam Tiến (2020). Ngoại giao của chính quyền Sài Gòn (1955–1963). Thành phố Hồ Chí Minh: Nxb. Tổng hợp TP. HCM. tr. 105. ISBN 978-604-58-9456-9.
- ^ Anderson, David L. (1993). Trapped by Success: The Eisenhower Administration and Vietnam, 1953-61 (bằng tiếng Anh). Columbia University Press. ISBN 9780231515337.
- ^ a b Hoành Linh Đỗ Mậu (1995). Hồi ký Hoành Linh Đỗ Mậu – Tâm sự tướng lưu vong. Nxb. Công an Nhân dân. tr. 211–213.