Nhóm ngôn ngữ Kho-Bwa

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nhóm ngôn ngữ Kho-Bwa
Kameng
Bugun
Phân bố
địa lý
Arunachal Pradesh
Phân loại ngôn ngữ họcHán-Tạng?
  • Nhóm ngôn ngữ Kho-Bwa
Ngôn ngữ con:
Glottolog:khob1235[1]

Nhóm ngôn ngữ Kho-Bwa, còn gọi là nhóm ngôn ngữ BugunKameng, là một nhóm ngôn ngữ nhỏ ở Arunachal Pradesh, đông bắc Ấn Độ. Cái tên Kho-Bwa do George van Driem (2001) đặt ra, ghép từ *kho ("nước") và *bwa ("lửa"). Blench (2011) đề xuất cái tên Kameng, lấy theo vùng sông Kameng của Arunachal Pradesh, và Bugun–Mey, theo tên hai ngôn ngữ trong nhóm. Anderson (2014)[2] gọi Kho-Bwa là Kameng Đông Bắc.

Cả Van Driem và Blench đều đặt tiếng Bugun (còn gọi là Khowa), tiếng Mey (còn gọi là Sherdukpen), và tiếng Lishpa (còn gọi là Lish) vào nhóm Kho-Bwa. Tiếng Puroik (còn gọi là Sulung) được Van Driem xếp vào Kho-Bwa song lại được Blench coi là một ngôn ngữ tách biệt không liên quan đến nhóm "Kameng".

Trước đây, có lệ đặt nhóm Kho-Bwa vào ngữ tộc Tạng-Miến, và đúng là các ngôn ngữ này chịu ảnh hưởng từ các ngôn ngữ Hán-Tạng xung quanh, song điều này không nhất thiết chứng minh cho sự gắn kết về phát sinh mà có lẽ đơn giản chỉ cho thấy ảnh hưởng khu vực.[3]

Abraham và đồng nghiệp (2018) đã góp phần thu thập từ vựng và nghiên cứu về ngôn ngữ học xã hội của các ngôn ngữ Kho-Bwa.

Phân loại[sửa | sửa mã nguồn]

  • Puroik (Sulung)
  • Bugun (Khowa)
  • Kho-Bwa Tây
    • Mey–Sartang
      • Sherdukpen (Mey, Ngnok), chia ra hai phương ngôn:
        • Shergaon
        • Rupa
      • Sartang (Bootpa, But Monpa, But Pa, Matchopa), tương đồng từ vựng 50%–60% với tiếng Mey.
    • Chug–Lish
      • Lish (Lishpa, Khispi)
      • Chug (Chug Monpa, Chugpa, Monpa), gần gũi với tiếng Lish

Lieberherr & Bodt (2017)[4] coi tiếng Puroik là một ngôn ngữ Kho-Bwa, phân loại nhóm Kho-Bwa như sau.

Kho-Bwa

Từ vựng[sửa | sửa mã nguồn]

Bên dưới là từ vựng cơ bản trong ngôn ngữ Kho-Bwa, từ Blench (2015).[5]

Gloss Mey (Shergaon) Mey (Rupa) Sartang (Jergaon) Sartang (Rahung) Lish (Khispi) Chug (Duhumbi)
một hǎn han hèn hân hin hin
hai ɲǐt ɲik nìk ɲes niʃ
ba ùŋ ùŋ ùún ʔum om
bốn pʰʃì bsi psì pʰəhi psi
năm kʰù kʰu kʰù kʰu kʰa kʰa
sáu ʧùk kit ʧìk ʨěy ʧʰuʔ ʧyk
bảy ʃìt sit sìk sǐ, sě ʃis his
tám sàʤát sarʤat sàrgè sàrʤɛ́ saɾgeʔ saɾgeʔ
chín tʰkʰí dʰikʰi tʰkʰì tɛ̀kʰɯ́ ṱʰikʰu ṱʰikʰu
mười sɔ̀ ̃ sã̀ ʃan ʃan
đầu kʰruk kʰruk kʰrǔk kʰruʔ kʰoloʔ kʰloʔ
mũi nupʰuŋ nəfuŋ nfùŋ apʰuŋ hempoŋ heŋpʰoŋ
mắt khibi kivi kábì kʰaʔby kʰumu kʰum
tai kʰtùŋ gtʰiŋ gtʰìŋ ktèíŋ kʰutʰuŋ kʰutʰuŋ
lưỡi laphõ lapon ? le loi loi
răng nuthuŋ tokʧe mísìŋ nitʰiŋ ʃiŋtuŋ hintuŋ
cánh tay ik ik ìk ik hu hut
cẳng chân lapon lɛ̌ lɛ̌ lei lai
bụng ʃrìŋ sliŋ srìŋ sriŋ hiɲiŋ hiliŋ
xương skìk skik àhík skik ʃukuʃ ʃukuʃ
máu ha(a) hɛ̀ ha hoi hoi
mặt dòŋpù bo mi zə̀í doʔ doŋpa
răng ntùŋ tokʧe mísìŋ ptə̀íŋ ʃiŋtuŋ hintuŋ
dạ dày àlà karbu ʧàk phriŋ hiɲiŋ hiliŋ
miệng ʧàw nəʧaw so ʨʨǒ hoʧok kʰoʧu
mưa ʧuuma nimi nʧʰù ʧuʧuba namu namu

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Kho-Bwa”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  2. ^ Anderson, Gregory D.S. 2014. On the classification of the Hruso (Aka) language. Paper presented at the 20th Himalayan Languages Symposium, Nanyang Technological University, Singapore.
  3. ^ Blench (2011): "Certainly, the phonology and morphology of Arunachali languages looks superficially like Tibeto-Burman, which explains their placing in the Linguistic Survey of India. Unfortunately, this is rather where matters have remained [... this paper] proposes we should take seriously the underlying presumption probably implied in Konow's statement in Linguistic Survey of India. Volume III, 1, Tibeto-Burman family, Calcutta (1909:572)], that these languages may not be Sino-Tibetan but simply have been influenced by it; that they are language isolates."
  4. ^ Lieberherr, Ismael; Bodt, Timotheus Adrianus. 2017. Sub-grouping Kho-Bwa based on shared core vocabulary. In Himalayan Linguistics, 16(2).
  5. ^ Blench, Roger. 2015. The Mey languages and their classification. Presentation given at the University of Sydney, 21st August, 2015.