Oenothera

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Oenothera
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiosperms
(không phân hạng)Eudicots
(không phân hạng)Rosids
Bộ (ordo)Myrtales
Họ (familia)Onagraceae
Phân họ (subfamilia)Onagroideae
Tông (tribus)Onagreae
Chi (genus)Oenothera
L.[1]
Các loài

145 loài (188 taxa) trong 18 nhóm, bao gồm:
O. affinis
O. acaulis
O. albicaulis
O. arequipensis
O. argillicola
O. bahia-blancae
O. biennis
O. brachycarpa
O. caespitosa
O. californica
O. canescens
O. catharinensis
O. cavernae
O. cinerea
O. clelandii
O. coloradensis
O. coquimbensis
O. coronopifolia
O. curtiflora
O. curtissii
O. deltoides
O deltoides ssp. howellii
O. drummondii
O. elata
O. elongata
O. featherstonei
O. flava
O. fraserii
O. fruticosa
O. gaura
O. glaucifolia
O. glazioviana
O. grandiflora
O. grandis
O. hartwegii
O. heterophylla
O. hexandra
O. howardii
O. humifusa
O. indecora
O. jamesii
O. laciniata
O.  lamarckiana
[[Oenothera lavandulifolia | O. lavandulifolia]]
O. lindheimeri
O. linifolia
O. longissima
O. longituba
O. macrocarpa
O. mendocinensis
O. mexicana
O. mollissima
O. montevidensis
O. nana
O. nutans
O. oakesiana
O. odorata
O. pallida
O. parodiana
O. parviflora
O. pedunculifolia
O. perennis
O. peruana
O. picensis
O. pilosella
O. primiveris
O. pubescens
O. punae
O. ravenii
O. rhombipetala
O. rosea
O. rubinervis
O. sandiana
O. santarii
O. scabra
O. serrulata
O. siambonensis
O. sinuosa
O. speciosa
O. stricta
O. stubbei
O. suffrutescens
O. tafiensis
O. tarijensis
O. tetraptera
O. triloba
O. tubicula
O. versicolor
O. villaricae
O. villosa
O. wolfii
O. xenogaura
O. xylocarpa

List sources:[2]
See: List of Oenothera species.

Họ: Onagraceae.

TÊN THƯỜNG GỌI:

Tên Tiếng Việt: Hoa Anh thảo.

Tên nước ngoài: Evening primrose, enotera, hhashyshat el hhimar, king’s cureall, la belle de nuit, ligetszépeolaj, mematsuyoigusa, Nachtkerzenöl, onagre, raghan-e gole magrebi, teunisbloem[3].

Oenothera biennis được trồng đầu tiên bởi các thổ dân ở Bắc Mỹ. Họ đã sử dụng cây để điều trị các triệu chứng sưng trong cơ thể và các vấn đề sức khỏe khác. Dầu các loài Oenothera đã được người Ấn Độ sử dụng để làm giảm các rối loạn về da. Năm 1614, các nhà thực vật học từ Virginia đã mang đến châu Âu để nghiên cứu. Oenothera được giới thiệu ở châu Âu với cái tên ‘king’s cure-all” (vua chữa bách bệnh). Các sách y văn thảo dược cổ đã mô tả Hoa anh thảo có tác dụng làm se và an thần, hữu ích trong điều trị rối loạn tiêu hóa, rối loạn ho, hen suyễn, các khó chịu trên nữ giới và chữa lành vết thương. Năm 1919, một acid linolenic mới đã được tìm thấy bởi Heiduschka và Lüft khi họ phân tích dầu hạt; họ đặt tên là acid gamma-linolenic (GLA).

Oenothera là một loại cây thuộc họ Onagraceae. Có khoảng 145 loài trong chi Oenothera L., xuất hiện ở vùng khí hậu ôn đới và nhiệt đới ở miền Bắc và Nam Mỹ. Có khoảng 70 loài hiện đang có mặt ở châu Âu. Loài chiếm số lượng nhiều nhất trong họ Oenothera L. là Oenothera biennis. Đây cũng là loài được nghiên cứu nhiều nhất về các tác dụng sinh học. Oenothera biennis đã được thấy có lợi trong điều trị nhiều bệnh[4].

Mô tả[sửa | sửa mã nguồn]

Oenothera là cây hai năm hoặc hằng năm, cao tới 1,25m. Hoa rất thơm, đường kính 3-5cm, màu vàng, hoa nở vào buổi tối và héo sau 1 đêm. Vỏ hạt chứa nhiều hạt nhỏ màu nâu đỏ.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC:

Hạt Oenothera chứa khoảng 20% ​​dầu. Lượng dầu phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như tuổi của hạt giống, giống cây trồng và điều kiện sinh trưởng. Dầu Oenothera có chứa hàm lượng rất cao acid linoleic (70-74%) và acid γ-linolenic (8 -10%), và cũng chứa các acid béo khác như: acid palmitic (7-10%), acid oleic (6-11%), acid stearic (1,5–3,5%) và (lượng nhỏ hơn) acid myristic, acid oleopalmitic, acid vaccenic, acid eicosanoic và acid eicosenoic[3][4].

TÁC DỤNG DƯỢC LÝ:

1. Tác dụng trên da

Thành phần có tác dụng sinh học quan trọng nhất của Oenothera là các acid béo không bão hòa đa (polyunsaturated fatty acids - PUFA), chủ yếu là acid linoleic (LA) và acid γ-linolenic (GLA) thuộc nhóm omega-6. Dầu Oenothera chứa hơn 70% acid linoleic (LA) và khoảng 9% acid γ-linolenic (GLA). Acid linoleic và acid γ-linolenic góp phần vào chức năng của nhiều mô trong cơ thể người, vì chúng là tiền chất của các hợp chất hình thành eicosanoids chống viêm, chẳng hạn như các prostaglandins 1 và acid 15-hydroxyeicosatrienoic (15- HETrE). Vì vậy, dầu hoa anh thảo có tác dụng rất tốt đối với các vấn đề về da, đặc biệt là viêm da.

Linoleic acid đóng một vai trò quan trọng trong chức năng của da, đặc biệt là lớp sừng, vì nó là một trong những thành phần chính của lớp lipid. Người ta đã chứng minh rằng sự hiện diện của acid này có tác dụng dưỡng ẩm, ngăn ngừa da bị bong tróc và mất nước qua lớp biểu bì, đồng thời cải thiện độ mềm mại, độ đàn hồi của da và điều chỉnh quá trình keratin hóa biểu bì.

Các nhà khoa học đã chứng minh có sự thiếu hụt acid γ-linolenic và các chất chuyển hóa khác của acid linoleic trong huyết tương ở những bệnh nhân viêm da dị ứng và điều trị bằng dầu hoa anh thảo đường uống có thể giảm các triệu chứng viêm da dị ứng[4][5].

R. Muggli và các cộng sự đã thực hiện nghiên cứu ngẫu nhiên, mù đôi, đối chứng giả dược ở những người trưởng thành khỏe mạnh để thử nghiệm tác dụng của dầu Oenothera. Kết quả cho thấy độ ẩm da, độ mất nước qua da, độ đàn hồi của da ở nhóm sử dụng dầu Oenothera có sự cải thiện vượt trội[6].

2. Tác dụng trên sinh lý nữ

Hội chứng tiền kinh nguyệt

Dầu Oenothera chứa hai acid béo thiết yếu: acid linoleic (LA) và acid gamma linolenic (GLA) tạo điều kiện cho quá trình sản xuất serotonin, bù đắp lượng serotonin suy giảm, duy trì nồng độ serotonin ở trạng thái cân bằng. Vì vậy dầu Oenothera giúp giảm các khó chịu giai đoạn tiền kinh nguyệt. Theo các nghiên cứu lâm sàng trên phụ nữ giai đoạn tiền kinh nguyệt, sử dụng dầu Oenothera cải thiện các khó chịu tiền kinh nguyệt trên hơn 60% bệnh nhân[7]. Dầu Oenothera giúp giảm các triệu chứng tiền kinh nguyệt: khó chịu 77%, trầm cảm 74%, đau ngực 76%, nhức đầu  71% và sưng mắt cá chân 63%.

Hội chứng tiền mãn kinh, mãn kinh

Dựa trên các cơ sở dữ liệu MEDLINE, Scopus và Cochrane của các thử nghiệm có đối chứng (RCTs) kết quả chứng minh rằng dầu Oenothera có thể làm giảm bốc hỏa, nóng bừng và làm giảm các tác động tiêu cực của nóng bừng. Sử dụng dầu Oenothera giúp kiểm soát các cơn bốc hỏa, giảm cường độ các cơn bốc hỏa cũng như cải thiện điểm số HFRDIS liên quan đến bốc hỏa[8][9][10].

3. Tác dụng khác

Tác dụng chống dị ứng

Ảnh hưởng đến mức cholesterol và chất béo trung tính

Dầu Oenothera giúp giảm mức cholesterol và chất béo trung tính trong huyết tương và gan.

Ức chế kết tập tiểu cầu

Tác dụng hạ huyết áp

Sử dụng dầu Oenothera kiểm soát sự tăng huyết áp, giảm rối loạn nhịp tim do thiếu máu cục bộ.

Tác dụng chống loét

Dầu Oenothera cũng giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi bị hư hại bởi các chất hoại tử.

Chống ung thư

Trong những năm gần đây, người ta đã phát hiện ra rằng acid γ-linolenic gây độc tế bào, chống tăng sinh, giảm khả năng phát triển đối với các  cho các tế bào u. Acid γ-linolenic có tác dụng ức chế di căn của các tế bào ung thư. Các dữ liệu trên cho thấy rằng dầu Oenothera, một nguồn acid γ-linolenic phong phú, có tác dụng hỗ trợ trị liệu chống ung thư. Trong nghiên cứu lâm sàng trên những phụ nữ bị u xơ, sử dụng dầu Oenothera giúp giảm kích thước u xơ 52%[11][12].

*Để phát huy được hiệu quả tốt nhất, Oenothera thường được phối hợp với Vitamin E, Dầu hạt Lanh cho tác dụng vượt trội: ngăn chặn quá trình lão hóa, làm đẹp da, cân bằng nội tiết...

Oeneva là sản phẩm ĐẦU TIÊN & DUY NHẤT tại Việt Nam có thành phần được chiết xuất từ Oenothera kết hợp với Dầu hạt Lanh, vitamin E và Alpha lipoic acid mang lại hiệu quả vượt trội trong việc: giảm mụn trứng cá tuổi dậy thì, làm mờ các vết thâm do mụn, giúp phục hồi tế bào da bị tổn thương, giúp da căng sáng, mịn màng. Ngoài ra, sản phẩm Oeneva còn giúp cân bằng nội tiết, điều hòa kinh nguyệt, tăng hưng phấn, chống trầm cảm sau sinh, hỗ trợ giảm cân, giúp cơ thể săn chắc, tăng cường sức khỏe.

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Genus: Oenothera L”. Germplasm Resources Information Network. United States Department of Agriculture. ngày 22 tháng 3 năm 2004. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 9 năm 2010. Truy cập ngày 28 tháng 10 năm 2010.
  2. ^ “GRIN Species Records of Oenothera. Taxonomy for Plants. USDA, ARS, National Genetic Resources Program. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 11 tháng 7 năm 2010.
  3. ^ a b WHO monographs on selected medicinal plants, Vol 2, Oleum Oenotherae Biennis,  page 217-230.
  4. ^ a b c Magdalena Timoszuk, Tạp chí Antioxidants 2018, Review Evening Primrose (Oenothera biennis) Biological Activity Dependent on Chemical Composition.
  5. ^ Swapan Senapati, Tạp chí Indian J Dermatol Venereol Leprol, Evening primrose oil is effective in atopic dermatitis: A randomized placebo-controlled trial
  6. ^ R. Muggli, Tạp chí International Journal of Cosmetic Science 2005, Systemic evening primrose oil improves the biophysical skin parameters of healthy adults.
  7. ^ The effect of primrose oil on the premenstrual syndrome among the female
  8. ^ Yousefi Z, Tạp chí Journal of Medicinal Plants, Impacts of Herbal Medicines on Hot Flash: A Systematic Review
  9. ^ Farah Farzaneh, Tạp chí Arch Gynecol Obstet, The effect of oral evening primrose oil on menopausal hot flashes: a randomized clinical trial
  10. ^ Saw Ohn Mar, Use of Alternative Medications for Menopause-Related Symptoms in Three Major Ethnic Groups of Ipoh, Perak, Malaysia
  11. ^ Evening Primrose (Oenothera biennis) Biological Activity Dependent on Chemical Composition
  12. ^ Evening Primrose (Oenothera biennis) Oil in Management of Female Ailments