Oguri Mushitarō

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Oguri Mushitarō
Ảnh chụp Oguri Mushitarō
Ảnh chụp Oguri Mushitarō
SinhEijirō Oguri
(1901-03-14)14 tháng 3 năm 1901
Kanda, Tokyo, Nhật Bản
Mất10 tháng 2 năm 1946(1946-02-10) (44 tuổi)
Chiyoda, Tokyo, Nhật Bản
Nghề nghiệpNhà văn
Thể loạiTiểu thuyết
Tác phẩm nổi bậtVụ giết người Hội trường Cái Chết Đen
Tội phạm hoàn hảo

Oguri Mushitarō (小栗 虫太郎 Tiểu Lật Trùng Thái Lang?, ngày 14 tháng 3 năm 1901 – ngày 10 tháng 2 năm 1946), tên khai sinh Oguri Eijirō, là một tác giảtiểu thuyết gia người Nhật chuyên viết về đề tài huyền bí quan trọng ở Nhật Bản thời trước Thế chiến II.

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Oguri chào đời tại Kanda, Tokyo. Cha ông mất năm 1911, và gia đình đã xoay xở để tự nuôi sống chính mình bằng nguồn tài chính nhờ sự hỗ trợ của chi họ chính trong gia đình và thu nhập từ việc thuê nhà.[1]

Tháng 9 năm 1922, Oguri bắt đầu làm việc tại một tờ báo. Trong thời gian này, ông quan tâm đến văn học và trong bốn năm làm việc ở đó, ông đã viết một loạt tiểu thuyết và truyện trinh thám; Aru Kenji no Isho, Gen'naiyaki Rokuju Kazuhisa, Benigara Rakuda no HimitsuMadōji. Ba tác phẩm cuối cùng này sau đó sẽ được xuất bản vào năm 1936 (Aru Kenji no Isho được xuất bản vào năm 1927).[2]

Tác phẩm chính[sửa | sửa mã nguồn]

Các tác phẩm chính của Oguri bao gồm:

  • Vụ giết người Hội trường Cái Chết Đen (Kokushikan Satsujinjiken, 黒死館殺人事件)
  • Tội phạm hoàn hảo (Kanzen Hanzai, 完全犯罪)

Theo nhà nghiên cứu Sari Kawana, ông là một trong những nhà văn tham gia viết "vụ sát hại nhà khoa học điên", một tiểu thể loại thuộc dòng tiểu thuyết trinh thám chính thống Nhật Bản trong những năm 1920 và 1930. Ông đã sử dụng mô típ của "nhà khoa học điên" và thái độ không khoan nhượng đối với tác phẩm của mình để chỉ trích sự tự tin quá mức trong khả năng của khoa học và làm nổi bật sự không tương thích tiềm tàng giữa khoa học và đạo đức. Các nhà văn khác liên quan đến thể loại này gồm Kozakai Fuboku, Yumeno KyūsakuUnno Jūza.[3]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Oguri Nobuharu, "Shōden Oguri Mushitarō" Nihon Tantei Shōsetsu Zenshū 6, Oguri Mushitarō-shū (Tōkyōsōgensha, 1987).
  2. ^ Yokomizo Seishi, Oguri Mushitarō ni Kansuru Oboegaki", Shiroari Oguri Mushitarō Kessaku-sen II (Shakai shisō-sha, 1976)
  3. ^ Society for Japanese Studies, Volume 31, Number 1, Winter 2005 – See http://www.glocom.org/books_and_journals/journal_abstracts/20050513_ja_s193/index.html