Pempheris oualensis
Pempheris oualensis | |
---|---|
Phân loại khoa học | |
Giới (regnum) | Animalia |
Ngành (phylum) | Chordata |
Lớp (class) | Actinopterygii |
Bộ (ordo) | Acropomatiformes |
Họ (familia) | Pempheridae |
Chi (genus) | Pempheris |
Loài (species) | P. oualensis |
Danh pháp hai phần | |
Pempheris oualensis Cuvier, 1831 |
Pempheris oualensis là một loài cá biển thuộc chi Pempheris trong họ Cá bánh lái. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1831.
Từ nguyên
[sửa | sửa mã nguồn]Từ định danh oualensis được đặt theo tên gọi của đảo Oulan, nay gọi là Kosrae, nơi mà mẫu định danh của loài cá này được thu thập (–ensis: hậu tố Latinh biểu thị nơi chốn).[1]
Phân bố
[sửa | sửa mã nguồn]P. oualensis có phân bố rộng khắp khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, được ghi nhận từ biển Đỏ dọc theo Đông Phi trải dài đến về phía đông đến quần đảo Line, quần đảo Marquises và đảo Ducie,[2] ngược lên phía bắc đến quần đảo Ogasawara và quần đảo Ryukyu, giới hạn phía nam đến Nam Phi, Úc (gồm cả đảo Lord Howe) và đảo Rapa Iti.[3]
P. oualensis cũng được ghi nhận dọc theo vùng biển Việt Nam, như cù lao Chàm (Quảng Nam),[4] đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi),[5] Ninh Thuận,[6] hòn Cau (Bình Thuận),[7] cũng bao gồm quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.[8]
P. oualensis sống trong các đầm phá nước trong và trên rạn san hô ngoài khơi, khá phổ biến dọc theo mào rạn, độ sâu đến ít nhất là 36 m.[2]
Mô tả
[sửa | sửa mã nguồn]Chiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận ở P. oualensis là 22 cm.[2]
Số gai ở vây lưng: 6; Số tia vây ở vây lưng: 9–10; Số gai ở vây hậu môn: 3; Số tia vây ở vây hậu môn: 36–45;[2] Số tia vây ngực: 16–19.[9]
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Christopher Scharpf biên tập (2022). “Order Perciformes (part 9): Family Pempheridae”. The ETYFish Project Fish Name Etymology Database.
- ^ a b c d Ranier Froese và Daniel Pauly (chủ biên). Thông tin Pempheris oualensis trên FishBase. Phiên bản tháng 6 năm 2024.
- ^ R. Fricke; W. N. Eschmeyer; R. van der Laan biên tập (2023). “Pempheris oualensis”. Catalog of Fishes. Viện Hàn lâm Khoa học California. Truy cập ngày 5 tháng 11 năm 2023.
- ^ Nguyễn Văn Long; Mai Xuân Đạt (2020). “Đặc trưng nguồn lợi cá trong các hệ sinh thái ở khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm - Hội An” (PDF). Vietnam Journal of Marine Science and Technology. 20 (1): 105–120. doi:10.15625/1859-3097/13553. ISSN 1859-3097.
- ^ Nguyễn Văn Long (2016). “Hiện trạng và biến động quần xã cá rạn san hô ở khu bảo tồn biển Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi” (PDF). Tuyển tập Nghiên Cứu Biển. 22: 111–125.
- ^ Mai Xuân Đạt; Nguyễn Văn Long; Phan Thị Kim Hồng (2020). “Cá rạn san hô ở vùng biển ven bờ tỉnh Ninh Thuận” (PDF). Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển. 20 (4A): 125–139. doi:10.15625/1859-3097/15656. ISSN 1859-3097.
- ^ Mai Xuân Đạt; Nguyễn Văn Long; Phan Thị Kim Hồng; Hoàng Xuân Bền (2021). “Hiện trạng và biến động quần xã cá rạn san hô ở Khu Bảo tồn biển Hòn Cau, tỉnh Bình Thuận” (PDF). Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển. 21 (4A): 153–172. ISSN 1859-3097.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
- ^ Nguyễn Hữu Phụng (2004). “Thành phần cá rạn san hô biển Việt Nam” (PDF). Tuyển tập Báo cáo Khoa học Hội nghị Khoa học "Biển Đông-2002": 275–308.
- ^ Koeda, K.; Imai, H.; Yoshino, T.; Tachihara, K. (2010). “First and northernmost record of Pempheris oualensis (Pempherididae), from Ryukyu Archipelago, Japan” (PDF). Biogeography. 12: 71–75.