Phạm Phanh

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Phạm Phanh
Tên chữĐức Cơ; Hanh Phụ
Tên hiệuVăn Bạch tiên sinh
Thông tin cá nhân
Sinh
Ngày sinh
1272
Quê quán
huyện Thanh Giang
Mất1330
Giới tínhnam
Nghề nghiệpnhà thơ
Quốc tịchnhà Nguyên

Phạm Phanh (Hán tự: 范梈; 1272—1330), tự Hanh Phụ (亨父), hay còn gọi Đức Cơ (德機), nguyên quán ở Thanh Giang (清江) (nay là Chương Thụ (樟樹), tỉnh Giang Tây (江西)), là một thi nhân đời nhà Nguyên.

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Sinh vào năm Hàm Thuần (咸淳) thứ tám (1272) dưới thời vua Tống Độ Tông của triều đại nhà Tống, thời trẻ mồ côi và nghèo khổ, thuộc ngâm thành văn của Nhan Duyên Niên (顏延年, 384 - 456), Tạ Linh Vận (謝靈運, 385 - 433), năm Đại Đức (大德) thứ mười một đời nhà Nguyên (1307). Ông tới kinh đô và làm gia sư tại nhà của quan trung thừa Đổng Sĩ Tuyển (董士選). Ông được tiến cử làm chức Tả Vệ Giáo Thụ và từng làm quan Hải Nam Hải Bắc Đạo, Liêm Phóng[liên kết hỏng] Ty Chiếu Ma[liên kết hỏng], Hàn Lâm Ưng Phụng[liên kết hỏng], Đạo Tri Sự[liên kết hỏng] của vùng Phúc Kiến và Mân Hải, quan chí là Biên Tu[liên kết hỏng] của Hàn Lâm Viện, nhưng sau ông đã trở về quê nhà vì ốm bệnh. Ông từng làm thơ, thi sĩ Ngu Tập[liên kết hỏng] (虞集, 1272 — 1348) đương thời gọi những bài thơ của Phạm Phanh như là "Đường lâm Tấn thiếp" (một thành ngữ Trung Hoa, nghĩa đen là "thư pháp đời Đường hầu như là sao chép lại của đời Tấn", nghĩa bóng là ý chỉ sao chép tốt, làm tốt, nhưng lại chẳng nguyên gốc, độc đáo). Ông cùng với Ngu Tập[liên kết hỏng], Dương Tải[liên kết hỏng] (楊載, 1271 — 1323), Yết Hề Tư (揭傒斯, 1274 — 1344), cả bốn người được lưu truyền là "Nguyên thi tứ đại gia" (元詩四大家)[1].

Năm Thiên Lịch (天曆) thứ hai (1329), ông đã từ quan vì mẹ ốm, không lâu sau mẹ ông qua đời. Năm Thiên Lịch (天曆) thứ ba (1330), Phạm Phanh cũng qua đời. Người đời gọi ông là "Văn Bạch Tiên Sinh" (文白先生). Ông là tác giả của bộ "Mộc thiên cấm ngữ" (木天禁語), "Thi học cấm luyến" (詩學禁臠).

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Tống Liêm (宋濂, 1310 — 1381) viết trong lời mở đầu của "Liễu đãi chế văn tập" (柳待制文集): "Từ thời kỳ Thiên Lịch (天曆), chỉ có bốn trường phái trong biển lớn, Công Bá Sinh của Ung Ngu, Công Mạn Thạc của Dự Chương Yết, Công Tấn Khanh của Ô Thương Hoàng và Công (Liễu Quán). Những kẻ thức thời đều biết danh." (天曆以來,海內之所宗者,唯雍虞公伯生、豫章揭公曼碩、烏傷黃公晉卿及公(柳貫)四人而已。識者以為名言). Tống Lạc[liên kết hỏng] (宋犖, 1634 — 1714) trong "Mạn đường thuyết thi" (漫堂說詩): "Vào thời kỳ Nguyên sơ, trường phái Kim Nguyên, lấy đối đáp hảo vấn làm trọng tâm chính yếu, từ đó có Ngu, Dương, Phạm, Yết. Một ví dụ đó là trong "Thuyết thi tối ngữ" của Trầm Đức Tiềm: "Ngu, Dương, Phạm, Yết là các kỳ phùng địch thủ về thi ca thơ phú. Trong số đó, "Hán đình lão lại" là quan trọng nhất.