Phần mềm miễn phí
Phần mềm miễn phí (tiếng Anh: freeware) là phần mềm mà người sử dụng không phải trả bất kỳ chi phí nào, không hạn chế thời gian sử dụng, có thể tải tự do về dùng từ Internet, có thể sao chép và sử dụng phần mềm đó. Ngoài trừ việc chấp nhận cung cấp một số thông tin như địa chỉ thư điện tử (email) và một số thông tin cá nhân khác nếu có. Người sử dụng phải chịu hoàn toàn trách nhiệm với những thỏa thuận bản quyền cam kết giữa hai bên.[1][1][2][2][3]
Mô hình
[sửa | sửa mã nguồn]Có nhiều mô hình phần mềm miễn phí khác nhau. Phần mềm miễn phí là một thuật ngữ bao trùm trong đó bao gồm cả những cách hạ giá hơn giá trị thực (trong các dạng phần mềm dùng thử và phần mềm quảng cáo).
Freeware (từ "free" và "software") là phần mềm máy tính có thể dùng miễn phí hoặc lệ phí tùy chọn.[2] Những phần mềm mang tính thương mại thỉnh thoảng được đề cập như phần mềm trả tiền.
Lịch sử
[sửa | sửa mã nguồn]Thuật ngữ freeware được đặt ra bởi Andrew Fluegelman khi ông ta muốn bán một chương trình truyền thông do chính Andrew tạo nên tên là PC-Talk nhưng ông ta không muốn sử dụng cách thức phân phối truyền thống vì vấn đề chi phí.[1] Fluegelman đã bán PC-Talk thông qua một chương trình mà hiện nay được nhắc đến như phần mềm chia sẻ. Việc sử dụng thuật ngữ phần mềm miễn phí hiện nay không còn nhất thiết phải giống với định nghĩa gốc của Andrew Fluegelman.
Quan điểm
[sửa | sửa mã nguồn]Phần mềm được phân loại là phần mềm miễn phí thường có những tính năng như không bị giới hạn thời gian lẫn chi phí, tiền bạc hoặc các vấn đề khác. Freeware có thể là phần mềm độc quyền với giá chỉ bằng 0.[3] Tác giả thường hạn chế một hoặc nhiều quyền để sao chép, phân phối, và làm sản phẩm phát sinh của phần mềm.[4] giấy phép phần mềm có thể áp đặt các hạn chế về loại hình sử dụng như cá nhân sử dụng, không ủy quyền, không kinh doanh, học tập, sử dụng thương mại hay bất cứ kết hợp nào của những điều này. Ví dụ, giấy phép có thể trở nên "miễn phí cho cá nhân nhưng không sử dụng vào thương mại".
Theo đó, phần mềm miễn phí có thể hoặc cũng không làphần mềm tự do và nguồn mở, để phân biệt, Tổ chức phần mềm miễn phí đề nghị người dùng đưng gọi "freeware" phần mềm miễn phí.[5] Sự khác biệt chủ yếu là phần mềm miễn phí có thể được sử dung, nghiên cứu, và thay đổi không hạn chế; phần mềm tự do thể hiện quan điểm chấp nhận sự tự do sử dụng, trong khi freeware thì tự do nạp vào. Freeware cũng khác với shareware; buộc người sử dụng phải trả tiền sau một thời gian dùng thử hoặc để có được chức năng bổ sung.[6]
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b c “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 6 năm 2006. Truy cập ngày 31 tháng 5 năm 2010.
- ^ a b c "freeware" (2010). Từ điển trực tuyến Merriam-Webster. Được truy cập vào 13, tháng 1 năm 2010.
- ^ a b Dixon, Rod (2004). Open Source Software Law. Artech House. tr. 4. ISBN 9781580537193. Truy cập ngày 16 tháng 3 năm 2009.
Mặt khác, phần mềm miễn phí không yêu cầu bất kỳ sự thanh toán nào từ giấy phép hoặc từ người sử dụng nhưng nó không chính xác là phần mềm tự do, mặc dù thực tế rằng người dùng phần mềm được mua lại có vẻ như cùng một cách thức giống hệt nhau.
- ^ Graham, Lawrence D (1999). Legal battles that shaped the computer industry. Greenwood Publishing Group. tr. 175. ISBN 9781567201789. Truy cập ngày 16 tháng 3 năm 2009.
Phần mềm miễn phí, tuy nhiên ở đây chỉ về vấn đề giá cả; còn lại các quyền khác đều thuộc về tác giả như các luật dành cho việc sao chép, phân phối, và làm các sản phẩm phát sinh từ phần mềm.
- ^ “Words to Avoid (or Use with Care) Because They Are Loaded or Confusing”. Truy cập 28 tháng 9 năm 2015.
- ^ The Linux Information Project (ngày 22 tháng 10 năm 2006). “Freeware Definition”. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2009.
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]- Phần mềm miễn phí trên DMOZ
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Phần mềm miễn phí. |