Phép dìm

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Bản mẫu:Chuyên ngành

Chai Klein dìm trong không gian 3 chiều.

Trong hình học vi phân, một phép dìm[1]) là một hàm khả vi giữa các đa tạp vi phân mà vi phân tại mọi điểm là một đơn ánh.[2] Tức là, f: MN là một phép dìm nếu

là một đơn ánh tại mọi điểm p thuộc M. Phép dìm đối ngẫu với phép ngập.

Một khái niệm liên quan là phép nhúng. Một phép nhúng là một phép dìm đơn ánh f: MN sao cho f cũng là một phép nhúng tô pô, do đó M đồng phôi với ảnh của nó trong N. Một phép dìm là một phép nhúng địa phương - tức là, với mọi điểm xM tồn tại một lân cận UM của x sao cho f: UN là một phép nhúng, và ngược lại, một phép nhúng địa phương là một phép dìm.[3] Đối với các đa tạp vô hạn chiều, đôi khi điều này được coi là định nghĩa của một phép dìm.[4]

Phép dìm vi phân có tính cục bộ: nó không nhất thiết phải là một đơn ánh. Trong khi đó một phép nhúng luôn là một đơn ánh.

Ví dụ[sửa | sửa mã nguồn]

  • Chai Klein và tất cả các bề mặt khép kín không định hướng khác có thể được ngâm trong không gian ba chiều nhưng không thể được nhúng.

Ghi chú[sửa | sửa mã nguồn]

Một đa tạp con được dìm đơn ánh nhưng không được nhúng.
  1. ^ Đoàn Quỳnh (2000), tr. 296
  2. ^ Định nghĩa này được sử dụng trong Bishop & Crittenden 1964, Darling 1994, do Carmo 1994, Frankel 1997, Gallot, Hulin & Lafontaine 2004, Kobayashi & Nomizu 1963, Kosinski 2007, Szekeres 2004.
  3. ^ Định nghĩa dựa trên vi phôi địa phương được sử dụng trong Bishop & Goldberg 1968, Lang 1999.
  4. ^ Định nghĩa vô hạn chiều được sử dụng trong Lang 1999

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]