Praseodymi(III) sulfat
Praseodymi(III) sulfat | |
---|---|
Mẫu praseodymi(III) sunfat octahydrat | |
Danh pháp IUPAC | praseodymium(3+); trisulfate |
Tên khác | Praseodymi(III) sunfat(VI) |
Nhận dạng | |
Số CAS | |
PubChem | |
Số EINECS | |
Ảnh Jmol-3D | ảnh |
SMILES | đầy đủ
|
InChI | đầy đủ
|
ChemSpider | |
Thuộc tính | |
Công thức phân tử | Pr2(SO4)3 |
Khối lượng mol | 570,0048 g/mol (khan) 606,03536 g/mol (2 nước) 642,06592 g/mol (4 nước) 660,0812 g/mol (5 nước) 696,11176 g/mol (7 nước) 714,12704 g/mol (8 nước) |
Bề ngoài | tinh thể lục (4 và 8 nước)[1] |
Mùi | không mùi |
Khối lượng riêng | 3,93 g/cm³ (khan) 3,41 g/cm³ (4 nước) 2,8 g/cm³ (8 nước)[1] |
Điểm nóng chảy | 1.010 °C (1.280 K; 1.850 °F) (phân hủy)[2] |
Điểm sôi | |
Độ hòa tan trong nước | 11,3 g/100 mL (20 ℃) 10,88 g/100 mL (25 ℃), xem thêm bảng độ tan |
Độ hòa tan | tạo phức với hydrazin |
MagSus | +9660·10-6 cm³/mol |
Các nguy hiểm | |
Nguy hiểm chính | Xi |
Chỉ dẫn R | 36/37/38 |
Chỉ dẫn S | 26–36 |
Điểm bắt lửa | không bắt lửa |
Các hợp chất liên quan | |
Anion khác | Praseodymi(III) selenat |
Cation khác | Xeri(III) sunfat Neodymi(III) sunfat |
Hợp chất liên quan | Praseodymi(III) oxit Praseodymi(III) sulfide |
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa). |
Praseodymi(III) sunfat là một hợp chất vô cơ của praseodymi và ion sunfat với công thức hóa học Pr2(SO4)3. Nó là một hợp chất tinh thể màu lục hơi nhạt, không mùi. Muối khan dễ dàng hấp thụ nước tạo thành pentahydrat và octahydrat.
Điều chế
[sửa | sửa mã nguồn]Các tinh thể của octahydrat có thể được tạo ra từ dung dịch bằng cách hòa tan bột Pr2O3 ẩm (hoặc Pr(OH)3) với axit sunfuric. Quy trình này có thể được tối ưu hóa bằng cách thêm một vài bước làm bay hơi/ hòa tan liên quan đến hóa chất hữu cơ.
Tính chất
[sửa | sửa mã nguồn]Praseodymi(III) sunfat ổn định ở điều kiện tiêu chuẩn. Ở nhiệt độ cao, nó dần mất nước và màu của hợp chất trở nên nhạt hơn. Giống như tất cả các muối sunfat của kim loại đất hiếm khác, khả năng hòa tan của nó giảm theo nhiệt độ, một đặc tính từng được sử dụng để tách nó khỏi các hợp chất không phải của kim loại đất hiếm.
Pentahydrat và octahydrat có cấu trúc tinh thể đơn tà với mật độ tương ứng là 3,713 và 2,813 g/cm³. Các tinh thể octahydrat là hai trục quang học, với các chiết suất là nα = 1,5399, nβ = 1,5494 và nγ = 1,5607. Chúng thuộc nhóm không gian C12/c1 (số 15) và có các hằng số mạng a = 1370,0(2) pm, b = 686,1(1) pm, c = 1845,3(2) pm, β = 102,80(1)° và Z = 4.
Hợp chất khác
[sửa | sửa mã nguồn]Pr2(SO4)3 còn tạo một số hợp chất với N2H4, như Pr2(SO4)3·12N2H4·5H2O là tinh thể bát diện màu lục, không tan trong benzen, aceton nhưng tan trong nước và axit khoáng nồng độ 2 N, d = 2,129 g/cm³.[3]
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b Handbook… (Pierre Villars, Karin Cenzual, Roman Gladyshevskii; Walter de Gruyter GmbH & Co KG, 18 thg 12, 2013 - 1729 trang), trang 721; 1105. Truy cập 17 tháng 3 năm 2021.
- ^ National Research Council (U.S.) (1919). Bulletin of the National Research Council. National Academies. tr. 3–. NAP:12020. Truy cập ngày 14 tháng 11 năm 2011.
- ^ Zhurnal obshcheĭ khimii, Tập 44,Trang 1417-2111 (Akademii︠a︡ nauk SSSR., 1974), trang 1561–1562. Truy cập 17 tháng 3 năm 2021.