Quần đảo Whitsunday

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Quần đảo Whitsunday
Địa lý
Vị tríQueensland, Úc
Tọa độ20°18′N 148°56′Đ / 20,3°N 148,933°Đ / -20.300; 148.933
Diện tích282,82 km2 (109,197 mi2)
Hành chính
Australia
BangQueensland
Nhân khẩu học
Dân số1.570
Mật độ5,551 /km2 (14,377 /sq mi)

Quần đảo Whitsunday là tập hợp các đảo có kích cỡ khác nhau nằm ngoài khơi bờ biển trung tâm nằm ngoài khơi bờ biển Queensland của Úc, khoảng 900 kilômét (560 dặm) về phía bắc Brisbane. Nó được giới hạn từ ngoài khơi bờ biển Bowen ở phía bắc xuống đến Proserpine ở phía nam. Lớn nhất trong số này là đảo Whitsunday, trong khi trung tâm và cũng là nơi có dân cư đông nhất là đảo Hamilton. Những cư dân truyền thống của quần đảo này là người NgaroGia (đều thuộc nhóm ngôn ngữ Birri Gubba).[1]

Vào năm 2009, trong lễ kỷ niệm Q150 (kỷ niệm 150 năm Queenland tách khỏi New South Wales), Quần đảo Whitsunday đã được công bố là một trong những Biểu tượng Q150 của Queensland với vai trò là "Điểm tham quan tự nhiên".[2]

Tên[sửa | sửa mã nguồn]

Thuật ngữ này là một cách gọi sai vì nó dựa trên ngày Thuyền trưởng Cook đặt tên cho lối đi Whitsunday hoặc trong đoạn nhật ký của ông trên tàu HMS Endeavour. Dựa trên ngày viết nhật ký của mình, ông tin rằng lối đi hàng hải này được phát hiện vào ngày Whit Sunday, chủ nhật của ngày Lễ Ngũ tuần, một ngày lễ của Kitô giáo sau Lễ Phục Sinh 7 tuần. Vì Đường đổi ngày quốc tế chưa được thiết lập nên ngày phát hiện ra hòn đảo thực tế phải là thứ Hai (Whit Monday).

Có một số tranh cãi về việc chính xác những hòn đảo nằm trong Quần đảo Whitsunday có tên không chính thức, đặc biệt là những hòn đảo ở cực nam và phía tây. Điều chắc chắn là chúng nằm trong chuỗi các đảo có tên là Cumberland được đặt bởi Thuyền trưởng Cook (nay chính thức là Quần đảo Cumberland), một phần các đảo và vùng biển xung quanh đã được biết đến hiện nay là Quần đảo Whitsunday.

Mô tả[sửa | sửa mã nguồn]

Quần đảo có tổng cộng 74 đảo và đảo nhỏ được phân thành 4 nhóm đảo:

Đây là một địa điểm du lịch nổi tiếng với du khách đến với Queenland và Rạn san hô Great Barrier, đồng thời là một trong những điểm du thuyền nổi tiếng nhất Nam bán cầu. Quần đảo đã đón khoảng 700.000 du khách trong khoảng thời gian từ tháng 3 năm 2008 đến tháng 3 năm 2009.[3] Các hoạt động phổ biến tại quần đảo gồm chèo thuyền kayak, đi bộ, cắm trại. Thuê một du thuyền buồm là một cách phổ biến để khám phá các tuyến đường biển, bãi biển và vịnh nhỏ.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Bản mẫu:Cite AustLII.
  2. ^ Bligh, Anna (ngày 10 tháng 6 năm 2009). “PREMIER UNVEILS QUEENSLAND'S 150 ICONS”. Queensland Government. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 5 năm 2017. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2017.
  3. ^ Andrew Bain (ngày 21 tháng 11 năm 2009). “The alternative Whitsunday”. Brisbane Times. Fairfax Digital. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 12 năm 2010. Truy cập ngày 1 tháng 2 năm 2010.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]