Quan chế nhà Tống

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Quan chế nhà Tống là định chế cấp bậc phẩm hàm quan lại phong kiến dưới thời nhà Tống trong lịch sử Trung Quốc.

Khái quát[sửa | sửa mã nguồn]

Vào sơ kỳ, thể chế Bắc Tống đại thể vẫn kế tục chế độ chính trị triều Đường.

Tuy nhiên, Tể tướng không còn do các quan đứng đầu Tam tỉnh đảm nhiệm, mà là Đồng trung thư môn hạ bình chương sự (同中書門下平章事), sung nhiệm Thượng thư tả hữu thừa (尚書左右丞), Thị lang lục bộ trở lên, thông thường đặt hai Tể tướng, có khi đặt một hoặc ba tể tướng, Tể tướng còn kiêm chức Quán, Điện Đại học sĩ. Triều đình còn đặt thêm Tham tri chính sự (參知政事) làm phó tể tướng, cho sung nhiệm Trung thư xá nhân (中書舍人) đến Thượng thư lục bộ, thường thay đổi, thường đặt hai người, có khi đặt một người, ba hoặc bốn người.

Trung ương chính quyền thời Tống phân hóa ba nhánh chính:

Thời Tống, quyền của Tể tướng bị thu hẹp mạnh, chỉ phụ trách chức năng hành chính. Quyền lực của Tam ty, Tể chấpXu mật sứ (cũng gọi Khu mật sứ) chế ngự lẫn nhau, chính vì vậy đã giảm bớt quyền lực độc quyền trước đây của Tể tướng, ngược lại còn tăng cường hoàng quyền, một thể chế quân chủ tập quyền đúng nghĩa. Ngoài Ngự sử đài, triều Tống còn đặt thêm Gián việnTrí gián quan, đều là các cơ cấu giám sát, phụ trách sự tình tra hỏi.

Đầu thời Bắc Tống, Tể tướng chủ quản dân chính, Xu mật sứ chủ quản quân chính, Tam ty sứ chủ quản tài chính. Sau "Nguyên Phong quan chế cải cách thời Tống Thần Tông, Tể tướng trên thực tế kiêm quản tài chính. Thời Nam Tống, tể tướng còn kiêm nhiệm Xu mật sứ, kiêm quản quân chính. Điều này khiến Tể tướng lại khống chế đại quyền dân chính, tài chính và quân chính.

Phẩm cấp[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]