Quan hệ NATO–Ukraina

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Quan hệ NATO–Ukraine
Bản đồ vị trí NATO và Ukraine

NATO

Ukraina

Mối quan hệ giữa Ukraina và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) bắt đầu vào năm 1991 sau khi Ukraina giành được độc lập sau sự tan rã của Liên Xô.[1] Ukraina khởi đầu bằng việc tham gia vào Chương trình Đối tác vì Hòa bình của NATO năm 1994, sau đó tham gia vào Quy trình Lập kế hoạch và Đánh giá năm 1997 và Ủy ban NATO-Ukraina năm 1998. Mặc dù sau khi giành độc lập, Ukraina ban đầu tuyên bố trung lập và không liên kết với các khối quân sự,[2] quốc gia này sau đó quan tâm đến việc trở thành thành viên NATO chính thức. Sau khi Nga sáp nhập Krym và hỗ trợ lực lượng ly khai ở miền đông Ukraina năm 2014, Ukraina bắt đầu tích cực theo đuổi tư cách thành viên NATO, chính thức tuyên bố đây là mục tiêu chính sách chiến lược vào năm 2017.[3]

Tuy nhiên, triển vọng trở thành thành viên NATO vẫn chưa chắc chắn do xung đột còn tiếp diễn ở miền đông Ukraina và những lo ngại về việc đáp ứng các tiêu chí thành viên. Trong khi sự ủng hộ của dân chúng Ukraina đối với tư cách thành viên NATO đã tăng lên kể từ năm 2014, thì triển vọng này vẫn tiếp tục vấp phải sự phản đối từ Nga. Nga vốn coi khả năng Ukraina gia nhập NATO là một mối đe dọa an ninh.

Một cuộc thăm dò năm 2017 cho thấy khoảng 69% người Ukraina muốn gia nhập NATO, so với 28% vào năm 2012, khi Yanukovych còn nắm quyền.[4] Vào tháng 2 năm 2019, Quốc hội Ukraina đã bỏ phiếu sửa đổi Hiến pháp Ukraina để nêu rõ mục tiêu của Ukraina là trở thành một thành viên của NATO và Liên minh châu Âu.[5][6] Tại Hội nghị thượng đỉnh Brussels tháng 6 năm 2021, các nhà lãnh đạo NATO đã nhắc lại một quyết định tại Hội nghị thượng đỉnh Bucharest 2008, theo đó Ukraina cuối cùng sẽ trở thành thành viên NATO với Kế hoạch Hành động Thành viên (MAP) như một phần không thể thiếu của tiến trình này. NATO cũng nhắc lại việc Ukraina có quyền quyết định tương lai và chính sách đối ngoại của mình mà không có sự can thiệp từ bên ngoài.[7] Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cũng nhấn mạnh rằng Nga sẽ không thể phủ quyết việc Ukraina gia nhập NATO "vì chúng ta sẽ không quay trở lại kỷ nguyên phạm vi lợi ích, khi các nước lớn quyết định những nước nhỏ hơn nên làm gì."[8] Trước khi Ukraina thực hiện các hành động tiếp theo để trở thành thành viên NATO, Nga đã phát động cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraina vào ngày 24 tháng 2 năm 2022.

Các quốc gia thành viên NATO (xanh dương), các quốc gia đang trong quá trình gia nhập NATO (xanh nhạt), các quốc gia đang tìm kiếm tư cách thành viên (tím) và CSTO do Nga lãnh đạo (màu đỏ).

Các cuộc thăm dò được thực hiện từ năm 2005 đến năm 2013 cho thấy người Ukraina ít ủng hộ việc trở thành thành viên NATO.[9][10][11][12][13][14] Tuy nhiên, kể từ khi bắt đầu Chiến tranh Nga-Ukraina vào năm 2014, sự ủng hộ của dân chúng Ukraina đối với tư cách thành viên NATO đã tăng lên rõ rệt. Kể từ tháng 6 năm 2014, các cuộc thăm dò cho thấy khoảng 50% số người được hỏi ủng hộ việc Ukraina trở thành thành viên NATO.[15][15]

Vào ngày 30 tháng 9 năm 2022, Ukraina chính thức nộp đơn xin gia nhập NATO, sau khi Nga sáp nhập miền Đông và miền Nam Ukraina.[16][17]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Signatures of Partnership for Peace Framework Document”. NATO. 27 tháng 3 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2014.
  2. ^ “Deschytsia states new government of Ukraine has no intention to join NATO”. Interfax-Ukraine. 29 tháng 3 năm 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 2 năm 2016. Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2014.
  3. ^ “New Ukraine Coalition Agreed, Sets NATO As Priority”. Radio Free Europe/Radio Liberty. 22 tháng 11 năm 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 1 năm 2019. Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2014.
  4. ^ “Pledging reforms by 2020”. Reuters. 11 tháng 7 năm 2017. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 11 tháng 7 năm 2017.
  5. ^ “The law amending the Constitution on the course of accession to the EU and NATO has entered into force | European integration portal”. eu-ua.org (bằng tiếng Ukraina). Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2021.
  6. ^ “Закон про зміни до Конституції щодо курсу на вступ в ЄС і НАТО набув чинності | Євроінтеграційний портал”. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2022.
  7. ^ “Brussels Summit Communiqué issued by the Heads of State and Government participating in the meeting of the North Atlantic Council in Brussels 14 June 2021”. NATO. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2021.
  8. ^ “European Truth”. NATO Secretary General: It is not up to Russia to decide whether Ukraine will be a member of the Alliance. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2021.
  9. ^ “Razumkov Centre poll”. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 5 năm 2014. Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2009.
  10. ^ Khrestin, Igor (18 tháng 8 năm 2008). “Politics as usual”. Ukrainian Independent Information Agency. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 10 năm 2008. Truy cập ngày 20 tháng 9 năm 2008.
  11. ^ Kupchinsky, Roman (10 tháng 9 năm 2008). “Surprising and Contradictory Opinions on the Ukrainian Streets”. Eurasia Daily Monitor. Jamestown foundation. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 9 năm 2008. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2008.
  12. ^ NATO military exercise begins in Ukraine Retrieved on 20 September 2008
  13. ^ “Half of Ukrainians opposed to Ukraine's membership of NATO, poll indicates”. Interfax-Ukraine. 11 tháng 2 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 6 năm 2008. Truy cập ngày 15 tháng 9 năm 2008.
  14. ^ Ukrainians Likely Support Move Away From NATO Lưu trữ 7 tháng 8 2016 tại Wayback Machine, Gallup (2 April 2010)
  15. ^ a b Sozialwissenschaften, GESIS Leibniz Institut für. “Umland, Andreas – Why Ukraine's Hope for NATO Membership Is Understandable, But Will Remain Unfulfilled | IndraStra Global – Sowiport”. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 4 tháng 12 năm 2017.
  16. ^ “Zelensky says Ukraine is applying for NATO membership "under an accelerated procedure". 30 tháng 9 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 30 tháng 9 năm 2022.
  17. ^ Balmforth, Tom (30 tháng 9 năm 2022). “Ukraine announces fast-track NATO membership bid, rules out Putin talks”. Reuters. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 30 tháng 9 năm 2022.