Quốc lão Estonia
Quốc lão (tiếng Estonia: riigivanem), đôi khi được dịch là Nguyên thủ quốc gia, là chức danh chính thức của các nguyên thủ quốc gia Estonia từ năm 1920 đến năm 1937.[1] Quốc lão thực hiện một số chức năng nhà nước của tổng thống và thủ tướng như trong hầu hết các nền dân chủ.
Theo Hiến pháp Estonia năm 1920, được thực thi qua Đạo luật Trưng cầu dân ý, Đạo luật Sáng kiến Công dân, và Đạo luật Thi hành Hiến pháp ngày 02 tháng 7 năm 1920, sau khi được Hội nghị Lập hiến thông qua ngày 16 tháng 6 năm 1920 (Công báo ngày 09 tháng 8 năm 1920 Số 113/114), Chính phủ Cộng hòa gồm riigivanem (Quốc lão) và các Bộ trưởng (Mục 58).
Trách nhiệm của Quốc lão là đại diện Cộng hòa Estonia, quản lý và điều phối các hoạt động của Chính phủ Cộng hòa, chủ trì các cuộc họp Chính phủ; Quốc lão có quyền chất vấn các hoạt động của các Bộ trưởng (Mục 62). Chính phủ Cộng hòa bổ nhiệm Phó Quốc lão trong số các thành viên.
Trên thực tế, Quốc lão có ít quyền lực. Hiến pháp năm 1920 mang nặng tính nghị viện, và Quốc lão có thể bị biểu quyết bãi nhiệm vào bất kỳ thời điểm nào. Điều này hạn chế khả năng của Quốc lão trong việc đóng vai trò cân bằng giữa nhánh quyền lực hành pháp và nhánh quyền lực lập pháp.
Với Hiến pháp năm 1934, thiết chế Quốc lão được thay đổi và Quốc lão chỉ tương tương với chức danh tổng thống, trong khi người đứng đầu Chính phủ được bầu riêng. Cuộc đảo chính năm 1934 do Konstantin Päts lãnh đạo khiến thiết chế này không thể được thực hiện bởi Konstantin Päts làm Thủ tướng kiêm Quốc lão cho đến năm 1937.
Danh sách Quốc lão Estonia, 1920–1934
[sửa | sửa mã nguồn]Chân dung | Tên | Nhiệm kỳ | Đảng chính trị | Nội các | Riigikogu (Tuyển cử) | ||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Bắt đầu | Kết thúc | Tại nhiệm | |||||||
Hiến pháp năm 1920 bỏ chức vụ Thủ tướng. | |||||||||
1 | Ants Piip (1884–1942) Quốc lão thứ nhất |
20 tháng 12 năm 1920 | 25 tháng 01 năm 1921 | 92 ngày | Đảng Lao động (ETE) |
Piip ETE |
Hội nghị Lập hiến (1919) | ||
2 | Konstantin Päts (1874–1956) Quốc lão thứ hai |
25 tháng 01 năm 1921 | 21 tháng 11 năm 1922 | 666 ngày | Liên hội Nông dân (PK) |
Päts I PK–ETE–ERE–KRE PK–(ETE)–ERE–KRE PK–ERE–KRE [Ghi chú 1] |
I (1920) | ||
3 | Juhan Kukk (1885–1942) Quốc lão thứ ba |
21 tháng 11 năm 1922 | 2 tháng 8 năm 1923 | 255 ngày | Đảng Lao động (ETE) |
Kukk ETE–PK–ERE ETE–PK–(ERE) [Ghi chú 2] | |||
4 | Konstantin Päts (1874–1956) Quốc lão thứ tư (nhiệm kỳ 2) |
2 tháng 8 năm 1923 | 26 tháng 3 năm 1924 | 238 ngày | Liên hội Nông dân (PK) |
Päts II PK–KRE–ERE–ETE PK–KRE–ERE–(ETE) PK–KRE–ERE [Ghi chú 3] |
II (1923) | ||
5 | Friedrich Karl Akel (1871–1941) Quốc lão thứ năm |
26 tháng 3 năm 1924 | 16 tháng 12 năm 1924 | 266 ngày | Đảng Người Công giáo (KRE) |
Akel KRE–ETE–ERE | |||
6 | Jüri Jaakson (1870–1942) Quốc lão thứ sáu |
16 tháng 12 năm 1924 | 15 tháng 12 năm 1925 | 365 ngày | Đảng Nhân dân (ERE) |
Jaakson ERE–PK–ESDTP–ETE–KRE ERE–PK–ESTP–ETE–KRE [Ghi chú 4] | |||
7 | Jaan Teemant (1872–1941?) Quốc lão thứ bảy |
15 tháng 12 năm 1925 | 23 tháng 7 1926 | 725 ngày | Liên hội Nông dân (PK) |
Teemant I PK–ETE–KRE–ARVK PK–ETE–KRE–ARVK–RVP [Ghi chú 5] | |||
23 tháng 7 năm 1926 | 04 tháng 3 năm 1927 | Teemant II PK–ARVK–KRE–ERE–ÜMSL |
III (1926) | ||||||
04 tháng 3 năm 1927 | 09 tháng 12 năm 1927 | Teemant III PK–ARVK–ERE–KRE–ÜMSL | |||||||
8 | Jaan Tõnisson (1868–1941?) Quốc lão thứ tám |
09 tháng 12 năm 1927 | 04 tháng 12 năm 1928 | 362 ngày | Đảng Nhân dân (ERE) |
Tõnisson III ERE–PK–ARVK–ETE | |||
9 | August Rei (1886–1963) Quốc lão thứ chín |
04 tháng 12 năm 1928 | 09 tháng 7 năm 1929 | 218 ngày | Đảng Công nhân Xã hội chủ nghĩa (ESTP) |
Rei ESTP–ARVK–ETE–KRE | |||
10 | Otto August Strandman (1875–1941) Quốc lão thứ mười |
09 tháng 7 năm 1929 | 12 tháng 02 năm 1931 | 584 ngày | Đảng Lao động (ETE) |
Strandman II ETE–ARVK–PK–KRE–ERE |
IV (1929) | ||
11 | Konstantin Päts (1874–1956) Quốc lão thứ mười một (nhiệm kỳ 3) |
12 tháng 02 năm 1931 | 19 tháng 02 năm 1932 | 373 ngày | Liên hội Nông dân (PK) |
Päts III PK–ERE–ESTP PK–ERE/(KRE)–ESTP PK/(PAVK)–ERE/(KRE)–ESTP PK/(PAVK)–RKE–ESTP [Ghi chú 6] | |||
12 | Jaan Teemant (1872–1941?) Quốc lão thứ mười hai (nhiệm kỳ 2) |
19 tháng 02 năm 1932 | 19 tháng 7 năm 1932 | 152 ngày | Liên hội Nông dân (PK) |
Teemant IV PK/PAVK–RKE ÜPE–RKE [Ghi chú 7] | |||
Đảng Nông dân Thống nhất (ÜPE) | |||||||||
13 | Karl August Einbund (sau là Kaarel Eenpalu) (1888–1942) Quốc lão thứ mười ba |
19 tháng 7 năm 1932 | 01 tháng 11 năm 1932 | 106 ngày | Đảng Nông dân Thống nhất (ÜPE) |
Einbund I ÜPE–RKE [Ghi chú 8] |
V (1932) | ||
14 | Konstantin Päts (1874–1956) Quốc lão thứ mười bốn (nhiệm kỳ 4) |
01 tháng 11 năm 1932 | 18 tháng 5 năm 1933 | 199 ngày | Đảng Nông dân Thống nhất (ÜPE) |
Päts IV ÜPE–RKE–ESTP | |||
15 | Jaan Tõnisson (1868–1941?) Quốc lão thứ mười lăm (nhiệm kỳ 2) |
18 tháng 5 năm 1933 | 21 tháng 10 năm 1933 | 157 ngày | Đảng Trung tâm Quốc gia (RKE) |
Tõnisson IV RKE–ÜPE | |||
16 | Konstantin Päts (1874–1956) Quốc lão thứ mười sáu (nhiệm kỳ 5) |
21 tháng 10 năm 1933 | 24 tháng 01 năm 1934 | 1.647 ngày | Liên hội Nông dân (PK) [Ghi chú 9] |
Päts V Liên minh phi đảng phái [Ghi chú 10] | |||
Hiến pháp năm 1934 chia thiết chế Quốc lão thành hai thiết chế mới là Quốc lão và Thủ tướng. |
Quyền Quốc lão Cộng hòa Estonia, 1934–1937
[sửa | sửa mã nguồn]Chân dung | Tên | Nhiệm kỳ | Đảng chính trị | Nội các | Riigikogu (Tuyển cử) |
Đứng đầu Chính phủ | |||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Bắt đầu | Kết thúc | Tại nhiệm | |||||||
Hiến pháp năm 1934 chia thiết chế Quốc lão thành hai thiết chế mới là Quốc lão và Thủ tướng. | |||||||||
— | Konstantin Päts (1874–1956) Thủ tướng thứ sáu (kiêm Quốc lão) |
24 tháng 01 năm 1934 | 03 tháng 9 năm 1937 | 1.319 ngày | Liên hội Nông dân (PK) [Ghi chú 11] |
Päts V Liên minh phi đảng phái [Ghi chú 10] |
V (1932) |
Thủ tướng kiêm Quốc lão Konstantin Päts | |
Không [Ghi chú 12] |
Nghị viện bị giải tán [Ghi chú 13] | ||||||||
Đạo luật sửa Hiến pháp năm 1938 tạm thời hợp nhất thiết chế Quốc lão và Thủ tướng thành Tổng thống tạm quyền. |
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]Ghi chú
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Đảng Lao động Estonia (ETE) rời khỏi liên minh vào ngày 13 tháng 10 năm 1921. Các bộ trưởng thuộc đảng từ chức ngày 20 tháng 10 năm 1921.
- ^ Bộ trưởng Nội vụ Karl August Einbund, đại diện duy nhất của Đảng Nhân dân Estonia (ERE) trong liên minh, ra khỏi đảng vào ngày 05 tháng 3 năm 1923. ERE tiếp tục ở lại trong liên minh mà không có đảng viên nào có ghế bộ trưởng.
- ^ Đảng Lao động Estonia (ETE) rời khỏi liên minh ngày 14 tháng 02 năm 1924. Các bộ trưởng thuộc đảng tiếp tục tại nhiệm đến ngày 19 tháng 02 năm 1924.
- ^ Đảng Công nhân Dân chủ Xã hội Estonia (ESDTP) sáp nhập với Đảng Công nhân Xã hội chủ nghĩa Độc lập (ISTP) thành Đảng Công nhân Xã hội chủ nghĩa Estonia (ESTP) ngày 09 tháng 4 năm 1925 và đảng mới tiếp tục ở trong chính phủ.
- ^ Đảng Tự do Quốc gia (RVP) tham gia liên minh vào ngày 12 tháng 01 năm 1926.
- ^ Nhóm nghị sĩ Đảng Nhân dân Estonia (ERE) kết hợp với nhóm nghị sĩ Đảng Người Công giáo (KRE) ngày 28 tháng 10 năm 1931 và nhóm nghị sĩ Liên hội Nông dân (PK) với nhóm nghị sĩ Nhóm Định cư, Tô hộ và Nông hộ (PAVK) ngày 26 tháng 01 năm 1932, cả hai liên minh đều ở lại trong Chính phủ. Đảng Nhân dân Estonia (ERE) và Đảng Người Công giáo (KRE), đều đã ở trong một liên minh, sáp nhập với Đảng Lao động Estonia (ETE) thành Đảng Trung tâm Quốc gia (RKE) ngày 29 tháng 01 năm 1932. Đảng này tiếp tục ở lại trong Chính phủ.
- ^ Liên hội Nông dân (PK) và Nhóm Định cư, Tô hộ và Nông hộ (PAVK), đều đã ở trong một liên minh, sáp nhập thành Đảng Nông dân Thống nhất (ÜPE) vào ngày 29 tháng 02 năm 1932. Đảng mới tiếp tục ở trong liên minh.
- ^ Karl August Einbund Estonia hóa tên mình thành Kaarel Eenpalu, hai nội các của ông do vậy được gọi lần lượt là Einbund I và Eenpalu II.
- ^ Tất cả các đảng chính trị bị cấm hoạt động từ ngày 20 tháng 3 năm 1935.
- ^ a b Dù Konstantin Päts từ chức Tổng thống tạm quyền vào ngày 24 tháng 4 năm 1938 để trở thành Tổng thống, nội các của ông vẫn hoạt động cho đến ngày 09 tháng 5 năm 1938, do quyền Thủ tướng Kaarel Eenpalu đứng đầu.
- ^ Tất cả các đảng chính trị bị cấm hoạt động từ ngày 20 tháng 3 năm 1935.
- ^ Là thành viên của Hội Ái Quốc, tổ chức chính trị duy nhất được phép hoạt động, nhưng tổ chức này không được coi là một đảng chính trị.
- ^ "Thời đại Im lặng" bắt đầu khi Konstantin Päts làm đảo chính vào ngày 12 tháng 3 năm 1934. Nghị viện Estonia chấp thuận cuộc đảo chính sau đó vào ngày 15 tháng 3 năm 1934. Nghị viện không họp kể từ sau ngày 02 tháng 10 năm 1934 và chính thức giải tán ngày 01 tháng 01 năm 1938.
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ “Eesti Vabariigi Riigikantselei 1918-1940”. Riigikantselei (bằng tiếng Estonia). Truy cập ngày 19 tháng 1 năm 2022.[liên kết hỏng]