RMS Mauretania (1906)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Lịch sử
Tên gọi
  • RMS Mauretania
  • HMS Tuberose (1918-1919)[1]
Chủ sở hữu Hãng tàu Cunard
Cảng đăng ký Liverpool, British Red Ensign Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland
Xưởng đóng tàu Swan, Hunter & Wigham Richardson, Wallsend, Tyne và Wear
Đặt lườn 1904
Hạ thủy 20 tháng 12 năm 1906
Lễ đặt tên 20 tháng 12 năm 1906, bởi Nữ bá tước xứ Roxburghe Anne Innes-Ker
Chuyến đi đầu tiên 16 tháng 11 năm 1907
Ngừng hoạt động 1934
Biệt danh Maury
Số phận Ngừng hoạt động vào tháng 12 năm 1934, bị tháo dỡ năm 1935 tại Rosyth, Scotland
Tình trạng Đã bị tháo dỡ
Đặc điểm khái quát
Lớp tàu Tàu viễn dương
Dung tải 31,938 tấn
Chiều dài 240.8 m
Sườn ngang 26.8 m
Công suất lắp đặt
  • Bốn tuốc bin hơi truyền động trực tiếp Parsons (hai áp suất cao, ai áp suất thấp)
  • 68,000 SHP trên danh nghĩa khi hạ thủy, 76,000 SHP khi chạy thử, sau đó được nâng lên 90,000 SHP khi chuyển sang đốt dầu.
Động cơ đẩy Lắp đặt bốn chân vịt ba lá cánh khi hạ thủy, sau đó được thay bằng bốn chân vịt bốn lá cánh. Tuốc bin sau được đặt trong hầm tàu.
Tốc độ 46 km/h
Sức chứa

list error: mixed text and list (help)
tổng cộng 2165 hành khách:

  • 563 khách hạng nhất
  • 464 khách hạng hai
  • 1138 khách hạng ba
Thủy thủ đoàn 802

RMS Mauretania (cũng được biết đến với tên "Maury") là một con tàu biển chở khách được đóng bởi Swan, Hunter & Wigham Richardson tại Wallsend, Tyne và Wear cho hãng tàu Anh Cunard, và được hạ thủy ngày 20 tháng 12 năm 1906. Vào thời điểm đó, nó là con tàu lớn nhất và chạy nhanh nhất trên thế giới. Mauretania được rất nhiều hành khách ưa thích. Khi nhận được Ruy băng xanh cho chuyến vượt Đại Tây dương nhanh nhất vào đầu năm 1907, Mauretania giữ kỷ lục về tốc độ trong hai mươi hai năm.[2]

Con tàu được đặt tên theo Mauretania, tên một lãnh thổ La Mã ở về phía tây bắc bờ biển Phi châu, và không liên quan gì đến Mauritanie.[3] Việc đặt tên tương tự cũng được thực hiện với tàu Lusitania. Con tàu này được đặt tên theo một lãnh thổ ở vùng phía Bắc Mauretania.[3]

Khái quát[sửa | sửa mã nguồn]

Tàu Mauretania trong một cuộc thử nghiệm tốc độ ở St Abbs, Scotland

Vào năm 1897, SS Kaiser Wilhelm der Grosse của Đức trở thành con tàu lớn nhất và nhanh nhất thế giới. Với tốc độ 41 km/h, con tàu này đã giành được Ruy băng xanh từ hai con tàu của hãng Cunard là CampaniaLucania. Cũng trong thời gian đó, công ty International Mercantile Marine Co. của nhà tài phiệt J. P. Morgan đang ra sức thâu tóm các hoạt động thương nghiệp hàng hải, và đã giành được một hãng tàu lớn của Anh đó là White Star.[4] Với những mối đe dọa như vậy, hãng Cunard quyết tâm giành lại uy thế trong lĩnh vực vận chuyển đường biển, không chỉ cho riêng công ty, mà cho cả nước Anh.[4][5] Năm 1903, Hãng Cunard và chính quyền Anh đồng ký kết thỏa thuận đóng hai con tàu, tên là LusitaniaMauretania,[4] với sự cam đoan rằng, vận tốc con tàu sẽ không nhỏ hơn 41 km/h. Chính quyền Anh đã cho vay 2.600.000 bảng Anh để thi công MauretaniaLusitania với lãi suất 2.75% và được trả trong hơn hai mươi năm, với điều kiện con tàu sẽ được chuyển đổi sang tuần dương hạm vũ trang nếu cần thiết.[6].

Thiết kế và thi công[sửa | sửa mã nguồn]

Cả Mauretania lẫn Lusitania đều được thiết kế bởi kiến trúc sư Leonard Peskett của hãng tàu Cunard, còn công việc đóng tàu được thực hiện bởi hai công ty Swan HunterJohn Brown trong kế hoạch đóng các con tàu viễn dương có tốc độ 46 kilômét trên giờ ở điều kiện thời tiết bình thường. Ý tưởng của Peskett vào năm 1903 là mỗi con tàu sẽ có ba ống khói. Mô hình lớn của hai con tàu trong ý tưởng của Peskett đã xuất hiện trên tạp chí Shipbuilder's. Năm 1904, Cunard quyết định thay vào sử dụng tuốc bin loại mới của Parson, nên Peskett đã sửa lại thiết kế các con tàu với thêm một ống khói thứ tư trước khi quá trình thi công được tiến hành.

Công nhân đứng dưới các chân vịt của Mauretania.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Baumann, Jim. “Building the RMS Mauretania”. Model Shipwrights. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2009.
  2. ^ Maxtone-Graham 1972, tr. 41-43
  3. ^ a b Maxtone-Graham 1972, p. 24
  4. ^ a b c Maxtone-Graham 1972, p. 11
  5. ^ Floating Palaces. (1996) A&E. TV Documentary. Narrated by Fritz Weaver
  6. ^ Layton, J. Kent. (2007) Lusitania: An Illustrated Biography, Lulu Press p. 3, 39

Đọc thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Kỷ lục
Tiền nhiệm
Lusitania
Giữ Ruy băng xanh (phía tây)
1909 – 1929
Kế nhiệm
Bremen
Giữ Ruy băng xanh (phía đông Đại Tây Dương)
1907 – 1929