Bước tới nội dung

RUR-5 ASROC

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
RUR-5 ASROC
Bệ phóng tên lửa ASROC trên tàu khu trục Mölders (D186) của Hải quân Đức
LoạiTên lửa đạn đạo chống ngầm[1]
Nơi chế tạoHoa Kỳ
Lược sử hoạt động
Phục vụ1961[2]
Sử dụng bởiHải quân Hoa Kỳ và Hải quân các nước Đồng minh
Lược sử chế tạo
Người thiết kếTrung tâm thử nghiệm vũ khí Hải quân Pasadena[1]
Honeywell
Nhà sản xuấtHoneywell[2]
Giá thànhKhoảng 350.000 USD (chưa bao gồm đầu đạn)
Thông số
Khối lượng1.073 pound (487 kg)[2]
Chiều dài14,75 ft (4,50 m)[2]
Đường kính16,6 inch (420 mm)
Đầu nổngư lôi Mark 46, 96,8 pound (43,9 kg)[2] of PBXN-103 high explosive; 10 kt (42 TJ) đầu đạn hạt nhân W44 (ngừng trang bị)
Cơ cấu nổ
mechanism
Tùy thuộc loại đầu đạn

Động cơĐộng cơ tên lửa nhiên liệu rắn[2]
Sải cánh26+78 inch (680 mm)
Tầm hoạt động6 mi (9,7 km)[3]
Tốc độDưới tốc độ âm thanh
Nền phóngTàu chiến[1]
Khu trục hạm USS Agerholm bắn tên lửa ASROC trang bị đầu đạn hạt nhân chống ngầm trong chuỗi Chiến dịch thử nghiệm hạt nhân Dominic (Dominic Swordfish) (1962)
Cửa sập tái nạp của tên lửa ASROC 'Matchbox' có thể thấy rõ trong ảnh về tàu khu trục lớp Asagiri, năm 2008.
Phóng tên lửa mang vũ khí chống ngầm ASROC từ tàu USS Charles F. Adams, 1960

RUR-5 ASROC ("Anti-Submarine Rocket"-Rocket chống ngầm) là một loại tên lửa chống ngầm trong mọi điều kiện thời tiết/điều kiện biển do Hải quân Mỹ phát triển từ những năm 1950s, và được đưa vào triển khai từ những năm 1960s, nâng cấp vào những năm 1990 và trang bị trên hơn 200 tàu chiến mặt nước của Hải quân Mỹ, đặc biệt là tàu tuần dương, tàu khu trụctàu frigate. Tên lửa chống ngầm ASROC được triển khai trên tàu Hải quân của các nước như Canada, Đức, Ý, Nhật Bản, Đài Loan, Hy Lạp, Pakistan và các nước khác.[4]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

ASROC bắt đầu được phát triển với tên gọi là chương trình Ngư lôi có động cơ tên lửa đẩy hỗ trợ - Rocket Assisted Torpedo (RAT) do Naval Air Weapons Station China Lake thực hiện vào đầu những năm 1950 để phát triển một loại vũ khí chống ngầm cho tàu chiến mặt nước để đối phó với các tàu ngầm Liên Xô khi đó, có độ im lặng, tốc độ ngày một cao hơn, vượt quá khả năng của các đầu dò thủy âm trang bị trên ngư lôi của Hải quân Mỹ. Ngoài ra mục tiêu của dự án là phát triển các loại radar thủy âm hiện đại với tầm phát hiện mục tiêu xa hơn nhiều. Một ngư lôi được tăng thêm tầm bắn nhờ động cơ tên lửa và được thả xuống mặt nước bằng dù sẽ cho phép tàu chiến có một vùng đệm an toàn để tấn công tàu ngầm đối phương, trong khi tàu ngầm đối phương sẽ khó có thể phát hiện tàu chiến ở khoảng cách đó.

Chương trình RAT được chia làm 3 giai đoạn:[5] RAT-A, RAT-B và RAT-C. RAT-A và RAT-B, là vũ khí chống ngầm tầm xa có giá thành rẻ sử dụng trên các tàu chiến cỡ nhỏ nhưng không có độ tin cậy cao và tầm bắn quá ngắn. RAT-C được phát triển là vũ khí khí chống ngầm trang bị bom chìm đầu đạn hạt nhân. Tầm bắn tối thiểu của RAT-C phải là 8.000 thước Anh (7.300 m) để đảm bảo tàu chiến thoát khỏi ảnh hưởng từ vụ nổ hạt nhân dưới nước. Phiên bản RAT-C có kích thước lớn hơn đáng kể so với RAT-A và RAT-B để phù hợp với tầm bắn tăng lên và được trang bị cho các tàu chiến cỡ lớn.

Sau thất bại của cả hai chương trình RAT-A và RAT-B, RAT-C được thiết kế lại để có thể ngoài tích hợp một quả bom chìm hạt nhân mà còn có thể tích hợp một ngư lôi chống ngầm tự dẫn. Để đạt được độ chính xác cần thiết, tên lửa đẩy RAT-C được thiết kế lại với các cánh bên lớn hơn. Cuối cùng RAT-C đã đạt độ tin cậy và độ chính xác cùng với tầm bắn theo yêu cầu. Trước khi RAT-C được đưa vào hoạt động năm 1960 trên tàu USS Norfolk, tên của nó được đổi thành ASROC.[6][7] ASROC được triển khai vào năm 1961 và cuối cùng đã biến phần lớn các tàu chiến mặt nước của Hải quân Hoa Kỳ thành có khả năng mang vũ khí hạt nhân.

dummy ASROC round in IJN service
Tên lửa chống ngầm ASROC dùng cho huấn luyện

Nguyên mẫu của Hệ thống tên lửa chống ngầm ASROC đầu tiên sử dụng bệ phóng MK-112 "Matchbox" được phát triển vào những năm 1950 và bắt đầu triển khai vào những năm 1960. Hệ thống này đã bị loại bỏ vào những năm 1990 và được thay thế bằng phiên bản phóng từ giếng phóng thẳng đứng RUM-139.[4]

Sau khi một tàu nổi, máy bay tuần tra hoặc trực thăng chống ngầm phát hiện tàu ngầm của đối phương bằng cách sử dụng sonar hoặc các cảm biến khác, nó có thể chuyển tiếp vị trí của tàu ngầm đến một tàu được trang bị tên lửa chống ngầm ASROC để tấn công. Sau đó, tàu tấn công sẽ bắn một tên lửa ASROC mang theo ngư lôi tự dẫn bằng đầu dò thủy âm[8] hoặc một quả bom chìm mang đầu đạn hạt nhân W44 đi theo quỹ đạo quán tính đến mục tiêu. Tại điểm định trước của quỹ đạo tên lửa, ngư lôi hoặc bom chìm hạt nhân sẽ tách khỏi tên lửa và rơi xuống nước bằng dù ở tốc độ thấp và tạo ra tiếng ồn tối thiểu có thể phát hiện được khi chạm vào mặt nước. Sau khi đã ở dưới nước, ngư lôi sẽ được kích hoạt và sử dụng hệ thống định vị thủy âm chủ động hoặc bị động của nó để tự dẫn hướng tới mục tiêu.

Bom chìm mang đầu đạn hạt nhân W44

[sửa | sửa mã nguồn]

Bom chìm mang đầu đạn hạt nhân W44 bắt đầu được đưa vào trang bị năm 1961,[9] nhưng nó chưa từng được sử dụng quá một hoặc lần thử nghiệm hạt nhân trước khi Hiệp ước cấm thử vũ khí hạt nhân một phần được ký kết hạn chế các vụ thử hạt nhân dưới nước có hiệu lực. Tổng cộng có 575 quả bom loại này được sản xuất. Đầu đạn W44 nặng 77 kg (170 lb) với đường kính 35 cm (13,75 in) và dài 64 cm (25,3 in). Sau khi tách khỏi tên lửa, W44 sẽ chìm nhanh xuống độ sâu được định trước, tại đó đầu đạn 10 kiloton phát nổ. Phiên bản ASROC mang đầu đạn hạt nhân chưa bao giờ được sử dụng trong chiến tranh. Tên lửa ASROC mang đầu đạn W44 đã bị loại biên vào năm 1989, cùng với tất cả các loại bom chìm hạt nhân khác.[4]

Các nước trang bị

[sửa | sửa mã nguồn]
Các nước đã từng sử dụng RUR-5
 Hải quân Nhật Bản
 Hải quân Trung Hoa Dân Quốc

Các nước từng sử dụng tên lửa chống ngầm ASROC

[sửa | sửa mã nguồn]
 Hải quân Brasil
 Hải quân Hoàng gia Canada
- only on destroyer lớp Restigouches (after IRE/DELEX modification.)
 Hải quân Đức
- only on destroyer lớp Lütjenss
 Hải quân Hy Lạp
 Hải quân Ý
- only on Vittorio Veneto using a Mk 10 GMLS launcher (depot for 40 missiles, between RIM-2 Terrier / RIM-67A SM-1ER and ASROC)
 Hải quân México
 Hải quân Đại Hàn Dân Quốc
 Hải quân Pakistan
 Hải quân Tây Ban Nha
 Hải quân Thái Lan
 Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ
 Hải quân Hoa Kỳ
  • SUW-N-1, một loại tên lửa chống ngầm mang đầu đạn hạt nhân của Liên Xô

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c Jolie, E.W. (15 tháng 9 năm 1978). “A Brief History of US Navy Torpedo Development: ASROC Missile”. Maritime. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2013.
  2. ^ a b c d e f Thomas, Vincent C. The Almanac of Seapower 1987, Navy League of the United States (1987) ISBN 0-9610724-8-2 pp.190–91
  3. ^ Friedman, Norman (1989). The Naval Institute Guide to World Naval Weapons Systems, 1988–1989. Annapolis, MD, USA: United States Naval Institute Press. tr. 414. ISBN 0-87021-793-3.
  4. ^ a b c Friedman, Norman (tháng 5 năm 1997). The Naval Institute Guide to World Naval Weapons Systems, 1997–1998. Annapolis, MD, USA: United States Naval Institute Press. tr. 668. ISBN 1-55750-268-4.
  5. ^ "Navy Homing Torpedoes Fights Subs." Popular Mechanics, April 1958, p. 108.
  6. ^ Bill Gunston Rocket & Missiles, Salamander Books Ltd 1979, ISSB 0-517-26870-1
  7. ^ Friedman, Norman (2004). US Destroyers: An Illustrated Design History . Annapolis: Naval Institute Press. tr. 280–287. ISBN 1-55750-442-3.
  8. ^ "Asroc" in The New Encyclopædia Britannica. Chicago: Encyclopædia Britannica Inc., 15th edn., 1992, Vol. 1, p. 639.
  9. ^ Polmar, Norman (1983). “Tactical Nuclear Weapons”. Proceedings. United States Naval Institute. 109 (7): 125.
[sửa | sửa mã nguồn]