Resurs-P

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Resurs-P
Nhà thiết kếTsSKB-Progress
Quốc giaNga
Điều hànhRoscosmos
Ứng dụngVệ tinh quan sát Trái Đất
Các thuộc tính
BusYantar (Vệ tinh)
Khối lượng phóng6.570 kg (14.480 lb)
Chế độQuỹ đạo đồng bộ Mặt trời
Tuổi thọ thiết kế5 năm
Hoạt động
Đã đặt hàng1
Đã chế tạo4
Đã phóng4
Đang hoạt động3
Đã ngừng hoạt động1
Mất tích2
Lần phóng đầu tiên2013-06-25
← Resurs-DK No.1

Resurs-P[1] (Russian: Ресурс-П (перспективный), lit. 'Resource-P (Prospecting)')[2] là một dòng vệ tinh quan sát Trái Đất thương mại do Nga phát triển, có khả năng chụp ảnh trường nhìn rộng độ phân giải cao và hình ảnh toàn sắc. Mỗi vệ tinh kiểu này có giá thành hơn 5 tỷ ruble,[3] và được vận hành bởi Roscosmos nhằm thay thế cho vệ tinh Resurs-DK No.1.

Hình ảnh do vệ tinh Resurs-P thu thập được các Bộ của Nga sử dụng như Bộ Nông nghiệp, Bộ thủy sản, địa chất, giao thông vận tải, tình trạng khẩn cấp, quản lý tài nguyên thiên nhiên, và Bộ quốc phòng để lập bản đồ, kiểm soát tài nguyên, giám sát nông nghiệp, thủy văn , đo độ mặn của đất và tìm kiếm dầu hoặc các mỏ khoáng sản. Bộ Quốc phòng Nga cũng sử dụng vệ tinh này cho mục đích quân sự, bao gồm việc khảo sát địa hình để hỗ trợ các hoạt động ở Syria.[3]

Vào tháng 12 năm 2021, có thông báo rằng dòng sản phẩm mới, Resurs-PM, sẽ thay thế dòng Resurs-P với lần đầu phóng dự kiến vào năm 2023 hoặc 2024.[4]

Tính đến tháng 1 năm 2022, chỉ một trong ba vệ tinh Resurs-P đã phóng vẫn còn hoạt động, Resurs-P số 3. Ít nhất hai vệ tinh nữa của loạt này đã được lên kế hoạch phóng lên vũ trụ, trong đó vệ tinh số 4 đang được thử nghiệm và vệ tinh số 5 đang được lắp ráp và dự kiến ​​sẽ được chuyển đến bãi phóng vào năm 2023.[5]

Vào ngày 31 tháng 3 năm 2024, Nga đã phóng vệ tinh Resurs-P thứ tư có độ phân giải cao của mình lên vũ trụ bằng tên lửa đẩy Soyuz 2.1b từ Sân bay vũ trụ Baikonur, nằm ở Kazakhstan.[6]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Zak, Anatoly. “Resurs-P remote-sensing satellite”. RussianSpaceWeb. Truy cập ngày 29 tháng 6 năm 2013.
  2. ^ "TsSKB Progress" will make satellite "Resource-P-3" for sensing”. RIA Novosti. 31 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2013.
  3. ^ a b Synergiev, Ivan (26 tháng 11 năm 2018). “Космической группировке не хватило "Ресурса". Коммерсант. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2022.
  4. ^ “В России уже изготавливаются первые спутники нового поколения "Ресурс-ПМ". TASS (bằng tiếng Nga). 10 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2022.
  5. ^ “Спутник "Ресурс-П" №1 вывели из состава группировки после отказа бортовой аппаратуры”. TASS (bằng tiếng Nga). 18 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2022.
  6. ^ “Soyuz launches Resurs-P4 imaging satellite”. www.russianspaceweb.com. Truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2024.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Bản mẫu:Russian space program Bản mẫu:Orbital launches in 2016