Bước tới nội dung

Súng máy hạng nhẹ Type 99

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Shiki 99 (LMG))
Shiki 99
LoạiSúng máy hạng nhẹ
Nơi chế tạo Nhật Bản
Lược sử hoạt động
Phục vụ1939 - 1956 (Đế quốc Nhật)1939-1975 (các nước khác)
Sử dụng bởiQuân đội hoàng gia Nhật Bản
Trận
  • Chiến tranh thế giới thứ hai
  • Chiến tranh Triều Tiên
  • Nội chiến Trung Quốc
  • Chiến tranh Đông Dương
  • Chiến tranh Việt Nam
  • Lược sử chế tạo
    Người thiết kếNambu Kijirō
    Năm thiết kế1939
    Giai đoạn sản xuất1939 - 1945
    Số lượng chế tạoKhoảng 53000 khẩu
    Thông số
    Khối lượng11,4 kg
    Chiều dài1181 mm
    Độ dài nòng550 mm

    Đạn7,7×58mm Arisaka
    Cỡ đạn7,7mm
    Cơ cấu hoạt độngNạp đạn bằng khí nén
    Tốc độ bắn450 - 500 viên/phút
    Sơ tốc đầu nòng715 m/s
    Chế độ nạpHộp đạn rời 30 viên

    Shiki 99 (九九式軽機関銃, きゅうきゅうしきけいきかんじゅう, Kyūkyū-shiki Kei-kikanjū) là loại súng máy hạng nhẹ được quân đội hoàng gia Nhật Bản sử dụng trong chiến tranh thế giới thứ hai.

    Lịch sử và phát triển

    [sửa | sửa mã nguồn]
    Thượng Úy Hajime Asai (Người cầm giá đỡ của Súng Máy Shiki 99) và 10 Người Lính.

    Shiki 99 được phát triển dựa trên Shiki 11. Nó nhanh chóng chứng minh được sự đa năng của mình và rất hữu hiệu trong việc bắn yểm trợ cho bộ binh. Cả hai loại súng máy Shiki 11 và Shiki 96 điều sử dụng loại đạn 6,5x50mm Arisaka vốn dùng cho súng trường Shiki 38. Hệ thống vũ khí này rất có ích, vì bất kỳ thành viên nào trong một đội điều có thể cung cấp đạn cho súng máy hạng trung, tuy nhiên, với việc quân đội hoàng gia Nhật Bản chuyển từ sử dụng súng trường Shiki 38 sang súng trường Shiki 99 sử dụng loại đạn 7,7 mm làm nảy sinh việc cần thiết phải thiết kế một loại LMG tương tự Shiki 96 có thể sử dụng loại đạn lớn này.

    Thiết kế

    [sửa | sửa mã nguồn]

    Shiki 99 có các thiết kế giống như Shiki 96, các bộ phận của nó khá phổ biến nên dễ dàng sửa chữa hay thay thế. Tuy nhiên, việc không phải tra dầu nhớt thường xuyên cũng như các bộ phận cơ bản của nó tốt hơn làm tăng độ tin cậy của loại vũ khí này so với các phiên bản trước. Các phiên bản đầu của nó có gắn chân chống chữ V và bộ phận chống chớp sáng. Băng đạn gắn phía trên chứa 30 viên, và nòng súng có tay cầm giúp nó dễ dàng được tháo ra và gắn vào nhanh chóng.

    Shiki 99 có một lưỡi lê gắn ở phía đầu súng. Ống ngắm 2,5× có thể gắn vào phía bên phải của súng. Chúng thường được cấp cho các xạ thủ và được dùng trong các nhiệm vụ bắn tỉa. Lưỡi lê có thể gắn ở phần ống trích khí bên dưới súng.

    Chiến đấu

    [sửa | sửa mã nguồn]

    Shiki 99 đã được đưa vào sử dụng từ năm 1939. Nó được thấy tác chiến bên cạnh các loại súng máy Shiki 11 và Shiki 96, vì các loại súng này đã được sản xuất với số lượng rất lớn và cũng do rất nhiều đội quân trên chiến tuyến vẫn sử dụng súng trường Shiki 38 và loại đạn 6,5 mm của chúng. Cả ba loại súng máy đều vẫn được sử dụng cho đến khi Nhật Bản đầu hàng.

    Các biến thể

    [sửa | sửa mã nguồn]

    Một số rất ít phiên bản của Shiki 99 được sản xuất dành cho đơn vị lính dù. Nó có báng súng có thể tháo rời và thậm chí có thể gấp lại. Để sử dụng, báng súng và nòng súng được gắn với nhau, cò súng và bệ chống ba chân được gắn vào sau đó. Tất cả các bộ phận này đều có thể bỏ trong ba lô chiến đấu.

    Tham khảo

    [sửa | sửa mã nguồn]
    • Bishop, Chris (eds) (1998). The Encyclopedia of Weapons of World War II. Barnes & Nobel. ISBN 0760710228.
    • Mayer, S.L. (1984). The Rise and Fall of Imperial Japan. The Military Press. ISBN 0517423138.
    • Morse, D.R. (1996). Japanese Small Arms of WW2; Light Machine Guns Models 11, 96, 99 97 & 92. Firing Pin Enterprizes. ASIN: B000KFVGSU.
    • Popenker, Maxim (2008). Machine Gun: The Development of the Machine Gun from the Nineteenth Century to the Present Day. Crowood. ISBN 1847970303.
    • Rottman, Gordon L. (2005). Japanese Infantryman 1937-1945. Osprey Publishing. ISBN 1841768189.
    • US Department of War (1994 reprint). Handbook on Japanese Military Forces, TM-E 30-480 (1945). Louisiana State University Press. ISBN 0807120138.

    Liên kết ngoài

    [sửa | sửa mã nguồn]