Shin Tekken Chinmi

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Shin Tekken Chinmi
Bìa của Shin Tekken Chinmi tập 1
Thông tin xuất bản
Nhà xuất bảnKodansha
Số tập20
Nhân vật chínhHoàng Phi Hồng
Tín Bốc
Tề Lôi
Tào Tất
Bao Lỗ
Sáng tác
Nội dungTakeshi Maekawa
Minh họaTakeshi Maekawa

Shin Tekken Chinmi (新 鉄拳チンミ?) là một bộ truyện tranh nhiều tập được viết và vẽ minh họa bởi Takeshi Maekawa. Đây là phần hai của Tekken Chinmi. Được bắt đầu xuất bản bởi nhà xuất bản Kodansha[1].

Nội dung[sửa | sửa mã nguồn]

Giải cứu Khu tự trị Hà Nam[sửa | sửa mã nguồn]

Hoàng Phi Hồng là sư phụ quyền pháp của Thiếu Lâm TựTung Sơn, được trụ trì cử đi tới vùng đất tự trị Hà Nam ở vùng biên giới phía nam lãnh thổ Nhà Tống để tìm hiểu về tình hình của Hưng Lâm Tự (một ngôi chùa có quan hệ mật thiết với Thiết Lâm Tự). Hà Nam cách kinh thành rất xa, vây quanh là núi đồi hiểm trở. Vì thế triều đình Nhà Tống cho phép hưởng quy chế tự trị. Đất đai ở Hà Nam màu mỡ, nắng ấm quanh năm, cây cối phát triển.

Trên đường đi, Phi Hồng gặp và làm quen với Bốc Tín, một kiếm sĩ tự tu luyện và không giỏi võ công. Họ cùng đồng hành tới Hà Nam. Nhưng gặp một số rắc rối tại Cửa ải biên giới và không được phép vào Hà Nam. Họ ra khỏi ngoại vi cửa ải thì bị phục kích tấn công phải nhảy khỏi vực đá xuống một con sông để thoát thân. Trôi xuống một thác nước, họ được ông ngư dân Bào Lạc và người cháu Cát Lợi cứu vớt, giúp họ vượt qua cửa ải trên sông để vào Hà Nam. Sau đó họ tìm đường đến Hưng Lâm Tự mà không biết rằng Vệ Binh Hà Nam đã biết ông cháu ngư dân có chứa chấp người lạ và tới nhà bắt hết hai người đến Núi. Đến Hưng Lâm Tự, họ đụng độ và đánh bại một nhóm Vệ Binh trước khi gặp được người của Hưng Lâm Tự đang lẩn trốn, được sự giúp đỡ, Phi Hồng giải cứu thành công Bào Lạc và Cát Lợi. Sau đó Phi Hồng phát hiện được những điều bí mật của Hà Nam, nơi Hưng Lâm Tự bị xóa sổ bởi chính quyền mới, nơi người dân chịu sự áp bức dưới sự cai quản hà khắc của Tề Lôi. Phi Hồng đã cùng nhân dân tiến hành cuộc khởi nghĩa lật đổ chính quyền Tề Lôi với sự lãnh đạo của Phương Thuần (con gái của Vua Hà Nam tiền nhiệm trước khi bị Tề Lôi lật đổ) nổi dậy lật đổ Tề Lôi.

Bí mật của Tề Lôi là đang cho hoạt động một nhà máy sản xuất đại bác trong núi với nhân công là các tù nhân lao động khổ sai. Vào ngày giao đại bác cho khách hàng cũng là lúc cuộc khởi nghĩa nổ ra. Nhưng gặp khó khăn rất lớn khi phải đương đầu với Tào Tất - đội trưởng đội vệ binh và Đại tướng quân Bao Lỗ, 2 nhân vật cực kỳ nguy hiểm và thân tín nhất của Tề Lôi[2]. Sau khi Phi Hồng đánh bại 2 cao thủ Tào Tất, Bao Lỗ, cùng với sự khống chế quân đội Tề Lôi của quân khởi nghĩa và Tề Lôi bị bắt sống. Cuộc khởi nghĩa chính thức thành công. Phương Thuần lên làm lãnh đạo mới, xây dựng lại Hà Nam. Vấn đề của Tề Lôi được báo cáo với triều đình Nhà Tống để giải quyết. Tín Bốc quyết định ở lại Hà Nam lập nghiệp, Phi Hồng lên đường trở về Thiếu Lam Tự.

Giải cứu Căn cứ đảo Thuyền Quân[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi thành công trong việc giúp nhân dân Hà Nam lật đổ chính quyền độc tài của Tề Lôi, Phi Hồng quay về Thiếu Lâm Tự. Không lâu sau, Phi Hồng nhận mật lệnh của Hoàng Thượng cùng hai cộng sự là Đan Đan và Từ Phương đến Đảo Thuyền Quân (căn cứ của Bộ tổng chi huy Thủy quân Nhà Tống) để âm thầm điều tra tình hình. Vì thời gian gần đây, các báo cáo từ Thủy quân có khác thường so với thực tế của Thủy quân Nhà Tống, đội quân chủ yếu đánh trên biển và bảo vể vùng duyên hải quốc gia. Căn cứ chỉ huy của Thủy quân là hòn đảo ngoài khơi tên là "Đảo Thuyền Quân".

Ba mật sứ (Phi Hồng, Đan Đan, Từ Phương) có mặt tại Cảng Hà Lệ (đô thị cảng biển gần Đảo Thuyền Quân). Nhân đợt tuyển mộ của Thủy Quân. Họ đã tham gia tuyển mộ để được lên đảo và gia nhập Thủy Quân thuận tiện cho điều tra. Biết được âm mưu của Hải Âm là tạo dựng một câu chuyện, đội tàu tuần tra của Đinh Long bị cướp biển chiếm, đội tàu của Hải Âm sẽ tấn công tiêu diệt đội tàu Đinh Long với lý do chính đáng. Vì thực tế đội tàu Đinh Long không hề bị cướp biển chiếm. Để rồi sau trận chiến này, Hải Âm có thể trở thành tư lệnh Thủy Quân.

Biết được âm mưu này, ba mật sứ theo lên đội tàu của Hải Âm. Khi hải chiến giữa hai đội tàu Đinh Long - Hải Âm diễn ra, ba mất sứ âm thầm đột nhập tàu chỉ huy của Thủy Quân (Hải Âm đang chỉ huy và giam lỏng đề đốc Thụy Vân sau khi ông biết mưu đồ của Hải Âm). Chiến đấu chống lại các binh lính trên tàu Hải Âm, Kình Mê và đội Hải binh số I.

Nhân vật[sửa | sửa mã nguồn]

Nhân vật chính[sửa | sửa mã nguồn]

Tên nhân vật Vai trò Năng lực chính Tuyệt chiêu Ghi chú
Hoàng Phi Hồng Sư phụ Thiếu Lâm Tự Quyền pháp Nhất Chỉ Quyền
Thông Bối Quyền
Lôi Thần
Tín Bốc Kiếm pháp Khu tự trị Hà Nam
Phương Thuần Lãnh đạo Khởi nghĩa Hà Nam.
Con gái Vua Hà Nam (tiền nhiệm Tề Lôi).
Vua Hà Nam (kế nhiệm Tề Lôi).
Quyền pháp
Từ Phương Đệ nhất côn pháp Côn pháp Đảo Thuyền Quân
Đan Đan Nam Đẩu Viên Cước Quyền pháp Thiên Pháo Cước
Túc Cân Lạc
Hoàn Đầu Cước

Chính quyền Khu tự trị Hà Nam[sửa | sửa mã nguồn]

Tên nhân vật Vai trò Năng lực chính Tuyệt chiêu Ghi chú
Tề Lôi Vua Khu tự trị Hà Nam
Bao Lỗ Đại tướng quân Khu tự trị Hà Nam Quyền pháp Xuyên Khổng Phá Tử vong
Tào Tất Đội trưởng Đội Vệ Binh Khu tự trị Hà Nam Kiếm pháp Sử dụng ám khí Tử vong

Hải quân Nhà Tống[sửa | sửa mã nguồn]

Tên nhân vật Vai trò Năng lực chính Tuyệt chiêu Ghi chú
Thụy Vân Đề đốc - Tổng tư lệnh Thủy quân
Hải Âm Phó Đề đốc - Phó quan tư lệnh Thủy quân
Tư lệnh Thủy Quân
Đô đốc
Thụy Vân
 
 
     
Phó quan Thủy Quân
Phó Đô đốc
Hải Âm
  Phó quan Thủy Quân
Phó Đô đốc
Đinh Long
 
   
                   
Thuyền trưởng tàu
Mao Trác
  Thuyền trưởng tàu
Chu Di
  Sĩ quan tham mưu
Kình Di
  Sĩ quan tham mưu
Ban Tường
  Thuyền trường tàu
Tái Viên
 

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ SHIN TEKKEN CHINMI Manga Manga Fox
  2. ^ 新 鉄拳チンミ - New Kung Fu Boy - Hoàng Phi Hồng phần 2 Lưu trữ 2016-09-24 tại Wayback Machine 新 鉄拳チンミ - New Kung Fu Boy - Hoàng Phi Hồng phần 2