Bước tới nội dung

Sijo

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Sijo (Hangul: 시조; Hanja: 時調 (thời điệu)) là một trong những hình thức thi ca Triều Tiên thời Trung thế kỷ. Còn tên gọi khác là Đoản ca hoặc Thời tiết ca.[1] Sijo hình thành vào cuối thế kỷ 14 (cuối nhà Cao Ly), bắt nguồn từ ca dao Cao Ly và hương ca Tân La. Về hình thức, Sijo chia ra làm Bình thời điệu, Liên thời điệu, Dư ất thời điệu và Từ thuyết thời điệu. Bình thời điệu là đoản thi sáu câu ba dòng, chia ra làm Sơ chương, Trung chương và Chung chương. Một chương trên thực tế tương ứng với một dòng. Sơ chương và Trung chương, câu trước do 3, 4 âm tiết, câu sau do 3(4), 4 âm tiết tổ thành. Chung chương, câu trước do 3, 4 âm tiết, câu sau do 4, 3 âm tiết tổ thành. Đây là hình thức chủ yếu của Sijo cuối thế kỷ 14 và thế kỷ 15. Có những khúc điệu cố định thì có thể ngâm vịnh được. Điệu của Sijo chậm và trầm.

  1. ^ Richard Rutt (1998). The Bamboo Grove: An Introduction to Sijo. University of Michigan Press. tr. 12. ISBN 0-472-08558-1.

Đọc thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • The Bamboo Grove: An Introduction to Sijo, ed. Richard Rutt, University of Michigan Press, 1998.
  • Soaring Phoenixes and Prancing Dragons; A Historical Survey of Korean Classical Literature, by James Hoyt, Korean Studies Series No. 20, Jimoondang International, 2000.
  • Master Sijo Poems from Korea: Classical and Modern, selected and translated by Jaihun Joyce Kim, Si-sa-yong-o-sa Publishers, Inc., 1982.
  • An Introduction to Classical Korean Literature: From Hyangga to P'ansori by Kichung Kim, Armonk, N.Y.: M.E. Sharpe, 1996.
  • Early Korean Literature, David R. McCann, ed., Columbia University Press, 2000.
  • The Columbia Anthology of Traditional Korean Poetry, Peter H. Lee, editor, Columbia University Press, 2002.
  • The Book of Korean Shijo, translated and edited by Kevin O'Rourke, Harvard East Asian Monographs 215, Harvard-Ewha Series on Korea, Harvard University Asia Center, 2002.
  • Jeet Kune Do'nun Felsefesi, Yüksel Yılmaz, İstanbul, Turkey: Yalın Yayıncılık, (2008).

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]