Standing Up in the Milky Way

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
"Standing Up in the Milky Way"
Đạo diễnBrannon Braga[1][2]
Kịch bảnAnn Druyan[3][4]
Steven Soter[3][4]
Sản xuấtLivia Hanich
Steven Holtzman
Âm nhạcAlan Silvestri
Biên tậpJohn Duffy
Michael O'Halloran
Eric Lea
Ngày phát sóng9 tháng 3 năm 2014 (2014-03-09)
Thời lượng44 phút
Thứ tự tập
← Trước
Sau →
"Some of the Things That Molecules Do"

Standing Up in the Milky Way là tập một trong tổng số 13 tập trong bộ phim tài liệu về khoa học ở nước Mỹ: Cosmos: A Spacetime Odyssey (Vũ trụ: Chuyến du hành không-thời gian), được trình chiếu lần đầu tiên vào ngay 9 tháng 3 năm 2014[5], trên kênh Fox ở Mỹ và kênh National Geographic Channel(Địa lý quốc gia) vào buổi đêm tiếp theo với nội dung bổ sung[4]. Chương trình đã được trình chiếu ở một số quốc gia trên thế giới trên kênh Fox ở Mỹ và kênh National Geographic Chanel. Người dẫn chương trình là nhà vật lý thiên văn Neil deGrasse Tyson, đạo diễn Brannon Braga, được sản xuất bởi Livia Hanich và Steven Holtzman, và được viết bởi Ann Druyan và Steven Soter.

Tập phim này nằm trong bộ phim tiếp theo của bộ phim truyền hình trình chiếu vào năm 1980 Cosmos: A Personal Voyage của Carl Sagan. Nhà thiên văn học Neil deGrasse Tyson là tác giả. Bộ phim chuyên sâu khám phá thiên văn học, không gian và thời gian, vật lý thiên văn, sinh học và các lĩnh vực khác của khoa học. Trong tập phim này, Tyson ngồi lên Chiếc tàu tưởng tượng, khám phá Hệ mặt trờidải Ngân Hà, tìm hiểu cuộc sống của triết gia thời Phục Hưng Giordano Bruno, khám phá tầm nhìn về vũ trụ qua lịch vũ trụ từ thuở hồng hoang của vũ trụ cho đến nay, và kết thúc tập phim là lời tưởng nhớ đến Carl Sagan - người đã truyền cảm hứng cho ông để làm bộ phim này. Tập phim lần đầu tiên được trình bày băng lời giới thiệu ngắn gọn của Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama.

Tập phim được các nhà phê bình đánh giá cao, nhưng đã bị chỉ trích về các vấn đề như sự chính xác về mặt lịch sử trong việc trình bày cuộc sống triết gia Giordano Bruno. Tập phim cũng được đề cử và giành được giải thưởng Primetime Emmy cho Sáng Tác Nhạc nổi bật cho một tập phim tại giải thưởng Primetime Emmy lần thứ 66.

Nhà làm phim[sửa | sửa mã nguồn]

Ann Druyan, Steven Soter, và vật lý thiên văn Neil deGrasse Tyson đã lập kế hoạch về sản xuất mới, cập nhật phần tiếp theo của Carl Sagan của Cosmos: A Voyage cá nhân và tiếp tục bày các ý tưởng cho các đài truyền hình khác nhau ngay cả sau khi cái chết của Sagan. Năm 2008 sản xuất Seth MacFarlane gặp Tyson tại Sở giao dịch Khoa học & Entertainment, nơi Tyson nói với ông về khởi động lại loạt Cosmos. MacFarlane đã quan tâm đến các ý tưởng và trình bày nó với mạng truyền hình Fox Broadcasting Company.

Standing Up in the Milky Way được đạo diễn bởi Brannon Braga, và được viết bởi Druyan và Soter. Trình tự tường thuật của tập phim giới thiệu cuộc đời của triết gia Giordano Bruno lồng tiếng bởi loạt 'điều hành sản xuất Seth MacFarlane, và các nhân vật phụ khác lồng tiếng bởi MacFarlane và nam diễn viên Paul Telfer. Các hiệu ứng đặc biệt cho các tập phim đã được thực hiện bởi studio DIVE VFX từ New York bao gồm "dimensionalization các cụm sao, các thiên hà và tinh vân" cho chương trình. Các tập phim cũng giới thiệu một "tàu của sự tưởng tượng" mới được thiết kế lại bởi khái niệm nghệ sĩ Ryan Giáo hội, được mô tả bởi The Verge là "Doanh nghiệp JJ Abrams '." Các trình tự động của các tập phim được sản xuất bởi Kara Vallow.

Nội dung[sửa | sửa mã nguồn]

Mở đầu chương trình là ghi lại lời giới thiệu tóm tắt của vị Tổng thống nước Mỹ Barack Obama về cái gọi là "tinh thần khám phá" ("spirit of discovery") mà bộ phim mong muốn cung cấp cho người xem.

Mở đầu tập phim, Tyson đã nêu tầm quan trọng của phim Cosmos cũ của Carl Sagan, từ đó nêu lên mục đích của những tập phim này. Như phim cũ, mở đầu, Tyson đã giới thiệu cho người xem phương tiện di chuyển "Con tàu tưởng tượng". Con tàu này có thể đi nhanh hơn tốc độ ánh sáng, có thể nhìn về quá khứ, hiện tại và tương lai. Tyson đã giới thiệu cho người xem vị trí Trái Đất của ta trong vũ trụ quan sát được. Ngoài ra, ông còn giải thích tại sao loài người đã không luôn luôn nhìn thấy vũ trụ theo cách này, và mô tả những khó khăn của những con người như Giordano Bruno, đã thách thức thuyết địa tâm hiện hành được tổ chức bởi Giáo hội Công giáo thời Phục Hưng Ý lúc đương thời như Giordano Bruno.

Tiếp theo, về phạm vi thời gian, Tyson đã sử dụng lịch vũ trụ (Cosmic Calendar). Lịch vũ trụ đã ghi lại lịch sử của vũ trụ, với thời gian mà vụ nổ Big Bang xảy ra là vào ngày 1 tháng 1, còn tất cả lịch sử của nhân loại sẽ được "ghi" trong những giây cuối cùng của phút cuối cùng vào ngày 31/12 (4 giây cuối cùng, từ khi con người từ thủa sơ khai cho đến hiện nay). Phần cuối tập phim, Tyson đã kể lại rằng Carl Sagan - đạo diễn phim Cosmos: A Personal Voyage - đã gây cảm hứng cho ông khi ông là một sinh viên cũng như những đóng góp của Sagan cho cộng đồng khoa học.

Phản hồi[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Megan Gannon (ngày 5 tháng 3 năm 2014). “Why the New 'Cosmos' TV Series Is Coming to Fox”. Space.com. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2014.
  2. ^ Matt Tucker (ngày 10 tháng 3 năm 2014). “Cosmos #1.1: "Standing Up in the Milky Way" Review”. KSITETV. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2014.
  3. ^ a b Bill Pope (ngày 9 tháng 3 năm 2014). “Standing Up in the Milky Way”. Cosmos:A Spacetime Odyssey. Công ty Truyền thông Fox.
  4. ^ a b "Cosmos: A Sapcetime Odyssey" - Fact Sheet”. FOX Flash. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 7 năm 2014. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2014.
  5. ^ Cannady, Sheryl; Allen, Erin (ngày 12 tháng 11 năm 2013). “Library of Congress Officially Opens The Seth MacFarlane Collection of Carl Sagan and Ann Druyan Archive”. Library of Congress. ISSN 0731-3527. Truy cập ngày 12 tháng 11 năm 2013.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]