Bước tới nội dung

Stegocephalia

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Stegocephalia*
Thời điểm hóa thạch: Devon tới Jura
Hình minh họa trong thế kỷ 19 về Stegocephalia tại the Crystal Palace.
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Amphibia s.l.
Bộ (ordo)Stegocephalia*

Stegocephalia là một thuật ngữ cũ để chỉ các động vật lưỡng cư tiền sử (nói chung là lớn), bao gồm tất cả các động vật lưỡng cư lớn sinh sống trước kỷ Jura và một vài nhóm còn tồn tại sau thời kỳ này, nhưng tất cả đã tuyệt chủng, với cơ thể trông gần giống như kỳ giông. Thuật ngữ này do nhà cổ sinh vật học người Mỹ là Edward Drinker Cope đề ra năm 1868 và có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp stego cephalia nghĩa là "đầu có mái che", và muốn nói tới lượng giáp da che phủ dày trên đầu của một số loài to lớn[1].

Lịch sử hệ thống học

[sửa | sửa mã nguồn]

Ban đầu, thuật ngữ được sử dụng như là một đơn vị hệ thống học ở cấp bộ. Thuật ngữ này được sử dụng nhiều trong các tài liệu khoa học Anh Mỹ trong thế kỷ 18, mặc dù thuật ngữ về cơ bản là tương đương là Labyrinthodontia đã được Hermann Burmeister đề ra sớm hơn 18 năm để nói tới cấu trúc răng[2]. Các thuật ngữ này được sử dụng theo kiểu có thể hoán đổi lẫn nhau trong đầu thế kỷ 20, thường chia thành 3 bộ[3]. Tuy nhiên, Stegocephalia (và cả Labyrinthodontia) là nhóm cận ngành, cho nên tên gọi này hiện nay được sử dụng không chính thức để chỉ các dạng động vật có xương sống nhưng không phải cá, và loại trừ toàn bộ các loài động vật có màng ối (Amniota, trong đó bao gồm các loài bò sát (Reptilia) đầu tiên và các hậu duệ của chúng, cũng như toàn bộ động vật lưỡng cư (Lissamphibia) hiện đại).

Sử dụng kiểu miêu tả nhánh của Stegocephalia

[sửa | sửa mã nguồn]

Công trình phân loại học gần đây đã định nghĩa lại Stegocephalia như là tất cả các động vật có xương sống có quan hệ họ hàng gần với Temnospondyli hơn là với Panderichthys (họ hàng gần nhất của Tetrapoda đã biết là còn duy trì các cặp vây)[4]. Vì thế, Stegocephalia bao gồm mọi nhóm động vật có xương sống có ngón chân hơn là có vây, và chỉ một ít loài (Elginerpeton, Metaxygnathus, Ventastega và có lẽ cả Hynerpeton) là có thể còn duy trì các cặp vây. Trái với sử dụng trước kia của thuật ngữ này, Stegocephali là để chỉ tới một nhánh trong sơ đồ này. Khái niệm về nhánh Stegocephalia đã được lựa chọn để thay thế cho tên gọi Tetrapoda bởi các tác giả muốn hạn chế Tetrapoda như là một nhóm chỏm cây[5]. Khi định nghĩa như vậy thì nó bao gồm toàn bộ các động vật có xương sống sống trên đất liền còn sinh tồn ngày nay cũng như các tổ tiên lưỡng cư của chúng.

Tổng quan hệ thống học

[sửa | sửa mã nguồn]

Dưới đây liệt kê cây tiến hóa của Labyrinthodontia được Colbert (1969) và Caroll (1997) đề xuất[6][7]. Các đường vẽ nét rời chỉ ra rằng mối quan hệ nói chung chưa chắc chắn và thay đổi tùy theo từng tác giả.

Từ Sarcopterygii

Eusthenopteron

Panderichthys

Stegocephalia

Tiktaalik

Tetrapoda

Acanthostega

Ichthyostega

Crassigyrinus

Loxommatidae

Temnospondyli

Reptiliomorpha

Seymouriamorpha

Westlothiana

Diadectomorpha

Amniota

Reptilia (+ chimthú)

Batrachomorpha

Lepospondyli

Lissamphibia

  1. ^ Cope E. D. 1868. Synopsis of the extinct Batrachia of North America. Proceedings of The Academy of Natural Sciences of Philadelphia: tr. 208-221
  2. ^ Burmeister H. (1850): Die Labyrinthodonten aus dem Saarbrücker Steinkohlengebirge, Dritte Abtheilung: der Geschichte der Deutschen Labyrinthodonten Archegosaurus. Berlin: G. Reimer, 74 tr.
  3. ^ Romer A. S., (1947, ấn bản sửa đổi năm 1966) Vertebrate Paleontology, Nhà in Đại học Chicago, Chicago, Hoa Kỳ
  4. ^ Laurin M. (1998): The importance of global parsimony and historical bias in understanding tetrapod evolution. Part I-systematics, middle ear evolution, and jaw suspension. Annales des Sciences Naturelles, Zoologie, Paris, 13e Series 19: tr. 1-42.
  5. ^ Laurin và ctv. Terrestrial Vertebrates. Stegocephalians: Tetrapods and other digit-bearing vertebrates Lưu trữ 2011-03-01 tại Wayback Machine. Tree of life
  6. ^ Edwin H. Colbert, (1969), Evolution of the Vertebrates, John Wiley & Sons Inc (ấn bản lần 2)
  7. ^ Robert L. Carroll (1997): Patterns and Processes of Vertebrate Evolution. Nhà in Đại học Cambridge, Cambridge, Anh. 464 trang

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]