Sáo khoang châu Á
Sáo khoang châu Á | |
---|---|
Hình chụp ở Tây Bengal | |
Tình trạng bảo tồn | |
Phân loại khoa học | |
Giới (regnum) | Animalia |
Ngành (phylum) | Chordata |
Lớp (class) | Aves |
Bộ (ordo) | Passeriformes |
Họ (familia) | Sturnidae |
Chi (genus) | Gracupica |
Loài (species) | G. contra |
Danh pháp hai phần | |
Gracupica contra (Linnaeus, 1758)[2] | |
Danh pháp đồng nghĩa | |
|
Sáo khoang châu Á (danh pháp hai phần: Gracupica contra) là một loài chim trong họ Sturnidae.[3] Loài chim này tìm thấy trong Tiểu lục địa Ấn Độ và Đông Nam Á. Chúng thường bay thành các nhóm nhỏ chủ yếu vào các vùng đồng bằng và chân đồi thấp. Chúng thường được thấy trong các thành phố và làng mạc mặc dù chúng không phải là táo bạo như loài sáo thông thường. Một số biến thể bộ lông nhỏ tồn tại trong dân số và khoảng năm phân loài được định danh. Đây là loài ăn tạp. Chế độ ăn của chúng trong tự nhiên bao gồm nhiều loại quả và hạt cây, côn trùng và cả một số loài động vật có xương sống nhỏ. Chúng cũng nổi tiếng là có khả năng bắt chước tiếng của nhiều loài vật khác, thậm chí là nhại tiếng người.
Miêu tả
[sửa | sửa mã nguồn]Loài chim này có màu lông đen và trắng và có mỏ hơi vàng với một chân mỏ màu đỏ. Da trần xung quanh mắt là đỏ. Phần trên cơ thể, cổ họng và ngực có màu đen trong khi má, vùng trước mắt, lông cánh và đuôi màu trắng. Chim trống và chim mái có bộ lông tương tự, nhưng chim non có màu nâu đậm ở vị trí màu đen[4]. Chúng bay chậm và đôi cánh tròn như cánh bướm[5]. Các cá thể bạch tạng cũng đã được ghi nhận[6]
Môi trường sống và phân bố
[sửa | sửa mã nguồn]Loài này được tìm thấy chủ yếu ở các vùng đồng bằng, nhưng ở dưới chân núi lên đến khoảng 700m trên mực nước biển. Chúng được tìm thấy chủ yếu ở các khu vực có nước mở. Vùng hân bố chính của chúng ở Ấn Độ là ở vùng đồng bằng sông Hằng nhưng mở rộng về phía nam đến sông Krishna. Phạm vi của chúng đang gia tăng, với các quần thể thiết lập gần đây ở Pakistan[5][7]) Rajkot[8] và Bombay (tù năm 1953)[9] có lẽ do chim nhốt lồng nuôi bị thoát ra.[10] Việc chúng lan rộng ở các khu vực có nước ở Ấn Độ, đặc biệt trong các khu vực Rajasthan đã được hỗ trợ bởi những thay đổi trong mô hình thủy lợi và nông nghiệp, và lan vào Sumatra đã được hỗ trợ bởi nạn phá rừng.[5][11] Loài này cũng thiết lập ở Dubai, UAE.[1]
Hành vi
[sửa | sửa mã nguồn]Loài chim này có khả năng bắt chước tiếng nhiều loài chim khác, thậm chí cả tiếng con người nếu được huấn luyện. Mùa sinh sản của chúng thường kéo dài từ tháng 3 cho tới tháng 9 hàng năm. Tổ của loài chim này được làm khá đơn giản với rơm rác và lá cây, tạo hình thành một mái vòm với một lối vào bên cạnh và thường được lót ở trên những cây lớn như là cây đa, xoài, mít...[12], đôi khi chúng cũng làm tổ cả ở những công trình xây dựng của con người[13]. Thường sẽ có một số cặp chim cùng làm tổ trong một khu vực lân cận. Mỗi lứa chim mẹ thường đẻ từ 4-6 quả trứng, trứng có màu xanh bóng. Thời gian trứng nở trong khoảng 14-15 ngày. Chim non yếu và được chăm sóc bảo vệ hoàn toàn trong 2 tuần đầu tiên. Cả chim bố và chim mẹ cùng nuôi con cho đến khi chúng đạt khoảng 3 tuần tuổi[4][14][15]. Mỗi mùa sinh sản cặp chim bố mẹ có thể sinh hơn một lứa, tùy thuộc vào điều kiện môi trường và thức ăn thuận lợi. Một ví dụ ăn thịt liên loài, khi một con sáo đá xanh trưởng thành ăn thịt một con sáo khoang châu Á non đã được ghi nhận.[16] Khả năng bắt chước tiếng nó của con người làm cho loài sáo này là loài chim nuôi phổ biến. Người Nagas Sema không ăn là con chim này vì họ tin rằng nó là sự tái sinh của một con người[17] Đây là loài chim có lợi cho con người vì chúng ăn côn trùng gây hại[5].
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b BirdLife International (2009). “Sturnus contra”. Sách Đỏ IUCN các loài bị đe dọa. Phiên bản 3.1. Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2011.
- ^ 10th edition of Systema Naturae
- ^ Clements, J. F.; Schulenberg, T. S.; Iliff, M. J.; Wood, C. L.; Roberson, D.; Sullivan, B.L. (2012). “The eBird/Clements checklist of birds of the world: Version 6.7”. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2012.
- ^ a b Rasmussen, P.C.; Anderton, J.C. (2005). Birds of South Asia. The Ripley Guide. Volume 2. Washington DC and Barcelona: Smithsonian Institution and Lynx Edicions. tr. 583.
- ^ a b c d Chris Freare & Craig, Adrian (1998). Starlings and Mynas (bằng tiếng Anh). London: Croom Helm. tr. 167–168. ISBN 071363961X.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
- ^ Inglis, CM (1904). “The birds of the Madhubani sub-division of the Darbhanga district, Tirhut, with notes on species noticed elsewhere in the district. Part VIII”. J. Bombay Nat. Hist. Soc. 16 (1): 70–75.
- ^ Murtaza, Syed Ali (1997). “Record of the sightings and breeding of Pied Mynah Sturnus contra at Lahore”. J. Bombay Nat. Hist. Soc. 94 (3): 569–570.
- ^ Raol, LM (1966). “Unexpected bird”. Newsletter for Birdwatchers. 6 (7): 9–10.
- ^ George, NJ (1971). “The Pied Myna, Sturnus contra (Linnaeus) in Bombay”. J. Bombay Nat. Hist. Soc. 68 (1): 243–244.
- ^ Naik, Vasant R (1987). “Nest of the Pied Myna Sturnus contra Linnaeus”. J. Bombay Nat. Hist. Soc. 84 (1): 210.
- ^ Sharma SK (2004). “Present distribution of Asian Pied Starling Sturnus contra in Rajasthan” (PDF). Zoos' print journal. 19 (12): 1716–1718. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 21 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2013.
- ^ Pandey, Deep Narayan (1991). “Nesting habitat selection by the Pied Myna Sturnus contra Linn”. J. Bombay Nat. Hist. Soc. 88 (2): 285–286.
- ^ Tiwari,JK (1992). “An unusual nesting site of Pied Myna”. Newsletter for Birdwatchers. 32 (3–4): 12.
- ^ Ali, S & S D Ripley (1986). Handbook of the birds of India and Pakistan. Volume 5 (ấn bản thứ 2). New Delhi: Oxford University Press. tr. 172–175.
- ^ Narang,ML; Tyagi,AK; Lamba,BS (1978). “A contribution to the ecology of Indian Pied Myna, Sturnus contra contra Linnaeus”. J. Bombay Nat. Hist. Soc. 75: 1157–1177.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
- ^ Inglis, CM (1910). “Common Myna (A. tristis) feeding young of Pied Myna (S. contra) and nesting habits of the Common Pariah Kite (M. govinda) and Brahminy Kite (H. indus)”. Journal of the Bombay Natural History Society, 19 (4): 985.
- ^ Hutton JH (1921). The Sema Nagas. London: Macmillan and Co. tr. 92.
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]Wikispecies có thông tin sinh học về Sáo khoang châu Á |
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Sáo khoang châu Á. |
- Ray,D (1972) Pied Myna Sturnus contra in Delhi. Newsletter for Birdwatchers. 12(10):11.
- Narang,ML; Lamba,BS (1976) On the feeding-time and feeding-area preference of Indian Pied Myna, Sturnus contra Linn. Newsl. Zool. Surv. India 2(3), 83-86.
- Gupta,AP (1982) About the distribution of birds. Newsletter for Birdwatchers. 22(2):10
- Saini,Harjeet K; Chawla,Geeta; Dhindsa,Manjit S (1995): Food of Pied Myna Sturnus contra in the agroecosystem of Punjab. Pavo 33(1&2):47-62.
- Chawla,G (1993) Ecological studies on the Pied Myna (Sturnus contra) in an intensively cultivated area. M.Sc. Thesis, Punjab Agricultural University, Ludhiana.
- Gupta, SK & BR Maiti (1986). “Study of atresia in the ovary during the annual reproductive cycle and nesting cycle of the pied myna”. Journal of Morphology. 190 (3): 285–296. doi:10.1002/jmor.1051900305.
- Gupta SK and B. R. Maiti (1987). “The male sex accessories in the annual reproductive cycle of the Pied Myna Sturnus contra contra”. J. Yamashina Inst. Ornithol. 19: 45–55. doi:10.3312/jyio1952.19.45.
- Islam, M.S. (2001). “Southward Migration of Shorebirds in the Ganges Delta, Bangladesh” (PDF). The Stilt. 39 (31–36): 34. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 24 tháng 4 năm 2013. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2013.
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]- Images and videos Lưu trữ 2015-04-06 tại Wayback Machine