Tép lai Hải Phòng

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Tép lai Hải Phòng là giống lúa chiêm bản địa, trồng chủ yếu ở các vùng đất nhiễm mặn ven biển; được nông dân chọn lọc, lưu giữ giống qua các đời; được phép khu vực hoá vào năm 1996 và đã được công nhận giống Quốc gia năm 1999 tại Quyết định số 1659 QĐ/BNN-KHCN ngày 13/5/1999 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; hiện nay, đây là nguồn gen quý cần được bảo tồn ở Việt Nam.[1][2].

Đặc điểm[sửa | sửa mã nguồn]

  • Lúa có thời gian sinh trưởng (vụ Xuân sớm) là 185-195 ngày; thích hợp gieo cấy ở vụ Xuân sớm ở các vùng ven biển bị nhiễm mặn và chua ở mức trung bình; mật độ cấy 45-50 khóm/m², 4-5 dảnh/khóm; đẻ nhánh khá; phiến lá dài, hẹp bản và hơi yếu; chiều cao cây là 95–105 cm; trổ bông nhanh.
  • Hạt thóc thon dài, màu vàng rơm; khối lượng 19-20g/1.000 hạt.
  • Năng suất: trung bình là 30-35 tạ/ha; ở điều kiện thâm canh tốt đạt 45-50 tạ/ha. 
  • Khả năng thích nghi: chống chịu sâu bệnh tương đối tốt; nhiễm bệnh bạc lá nặng ở thời kỳ cuối sinh trưởng; chịu rét tốt ở giai đoạn mạ trong vụ Động Xuân; chống đổ yếu.

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Danh mục nguồn gen cây trồng quý hiếm cần bảo tồn Lưu trữ 2014-08-16 tại Wayback Machine, ban hành kèm theo Quyết định số 80/2005/QĐ-BNN ngày 05 tháng 12 năm 2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
  2. ^ Báo cáo kết quả lọc thuần và mở rộng sản xuất giống lúa tép lai. Nguyễn Thị Ngoan. Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam, 1995. - 7 tr.