Tô Ngọc Vân (hố va chạm)

Tô Ngọc Vân
Đặc điểm hố trung tâm miệng núi lửa Tô Ngọc Vân. Ảnh chụp màu gần đúng của MESSENGER.
Hành tinhSao Thủy
Tọa độ52°29′B 111°42′T / 52,49°B 111,7°T / 52.49; -111.7
Đường kính71 km (44 mi)
Đặt tên theoTô Ngọc Vân[1]

Tô Ngọc Vân là một hố va chạm thuộc vùng tứ giác Shakespeare, Sao Thủy. Nó được phát hiện vào tháng 1 năm 2008 trong chuyến bay đầu tiên của tàu vũ trụ MESSENGER qua hành tinh này.

Bề mặt của hố va chạm Tô Ngọc Vân bao gồm một đặc điểm sụp đổ với hình dạng bất thường, được gọi là hố trung tâm, tương tự như các hõm chảo trên Trái Đất. Đây có thể là kết quả của sự sụp đổ buồng magma bên dưới phần trung tâm của hố va chạm.

Tên gọi[sửa | sửa mã nguồn]

Hố va chạm này được đặt tên theo họa sĩ và nhà phê bình nghệ thuật người Việt Nam Tô Ngọc Vân (1906–1954).[2][3][4] Tên gọi của hố được Liên đoàn Thiên văn Quốc tế (IAU) thông qua vào ngày 9 tháng 7 năm 2009.[1]

Đặc điểm vật lý[sửa | sửa mã nguồn]

Bề mặt của hố va chạm Tô Ngọc Vân bao gồm một đặc điểm sụp đổ với hình dạng bất thường, được gọi là hố trung tâm. Hố có kích thước 21 × 10 km.[5] Đây có thể là kết quả của sự sụp đổ buồng magma bên dưới phần trung tâm của hố va chạm. Đặc điểm sụp đổ này tương tự như các hõm chảo trên Trái Đất.[5] Trên thực tế, các hố thiên thạch tương tự đã được xác định trên khắp bề mặt Sao Thủy và có khả năng được hình thành do hoạt động núi lửa trong quá khứ.[6] Tô Ngọc Vân có lắng đọng khuếch tán với suất phản chiếu sáng, cũng như sự bất thường về màu sắc.[5]

Các hố va chạm được đặt tên trên Sao Thủy

Đường kính của toàn bộ Tô Ngọc Vân là 71 km (44 dặm).[1]

Vị trí[sửa | sửa mã nguồn]

Hố va chạm Tô Ngọc Vân nằm ở tọa độ 52°29′B 111°42′T / 52,49°B 111,7°T / 52.49; -111.7 trên Sao Thủy. Phía đông nam là hố va chạm Bruegel (cách đó 106 kilômét), còn phía tây bắc là Burns (cách đó 240 kilômét).[6]

Hình ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c “Gazetteer of Planetary Nomenclature: To Ngoc Van”. USGS. Truy cập ngày 7 tháng 3 năm 2021.
  2. ^ “NASA - Close-up Shot of To Ngoc Van”. NASA (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2023.
  3. ^ “Các tác phẩm của họa sĩ Tô Ngọc Vân”. thuvienmythuat.vn. Truy cập 21 tháng 6 năm 2023.
  4. ^ Riley, Grant J. (16 tháng 4 năm 2020). “The names behind the Hanoi streets: To Ngoc Van”. Chao Hanoi (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2023.
  5. ^ a b c Gillis-Davis, Jeffrey J.; Blewett, David T.; Gaskell, Robert W.; Denevi, Brett W.; Robinson, Mark S.; Strom, Robert G.; Solomon, Sean C.; Sprague, Ann L. (2009). “Pit-floor craters on Mercury: Evidence of near-surface igneous activity”. Earth and Planetary Science Letters. 285 (3–4): 243–250. Bibcode:2009E&PSL.285..243G. doi:10.1016/j.epsl.2009.05.023. See unnamed crater 1.
  6. ^ a b “To Ngoc Van”. We Name The Stars (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2023.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]