Bước tới nội dung

Tôn giáo tại Liban

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nhà thờ chính tòa thánh Georgethánh đường Mohammad Al-AminBeirut.
Nhà thờ Kitô giáo đứng bên một khalwa (nhà cầu nguyện) của người Druze trên dãy núi Shuf. Từ xưa đến nay, người Kitô giáo và người Druze sống hoàn toàn hòa hợp với nhau trên dãy núi Shuf.[1]

Liban là một quốc gia nằm cạnh bờ phía đông của Địa Trung Hải và là quốc gia đa dạng tôn giáo nhất ở vùng Trung Đông. Hiến pháp Liban công nhận 4 tôn giáo chính và 18 giáo phái tôn giáo, trong đó có Islam giáo (phái Sunni, phái Shia, phái Alawiphái Druze), Kitô giáo (Giáo hội Maronite, Giáo hội Chính thống giáo Hy Lạp, Giáo hội Công giáo Melkite Hy Lạp, Tin Lành, Giáo hội Tông truyền Armenia, Giáo hội Công giáo Armenia, Giáo hội Phương Đông AssyriaGiáo hội Công giáo Chaldea), cùng hai tôn giáo khác là Do Thái giáoBahá'í giáo.[2][3]

Nước Liban khác với các quốc gia Trung Đông ở chỗ sau khi nội chiến tại nước này kết thúc, tương tự như nước AlbaniaBosna-Hercegovina tại vùng Đông Nam Âu, Islam giáo không trở thành tôn giáo đa số nhưng cùng với Kitô giáo tạo nên một xã hội với phần đông dân chúng theo các giáo phái khác nhau của Islam giáo và Kitô giáo. Tuy nhiên, Ki tô giáo là tôn giáo của phần đông dân số trong cộng đồng người Liban hải ngoại với gần 14 triệu người.[4][5]

Tôn giáo chính thức của các cử tri hợp lệ (2011)[6]

  Hệ phái Kitô giáo khác (3.79%)
  Druze giáo (5.74%)
  Khác (2.34%)

Người tỵ nạn tại Liban chiếm tỷ trọng đáng kể trong dân số nước này, chiếm khoảng 2 triệu người trong số hơn 6 triệu người sống tại Liban vào năm 2017, khiến cho số liệu thống kê bị tác động.[2] Trong số họ, phần lớn là người gốc Syria hoặc là Palestine, phái Sunni của Islam giáo chiếm thế độc tôn, tuy nhiên cũng có những người tỵ nạn là tín hữu Kitô giáo và tín hữu phái Shia của Islam giáo.[2]

Theo thông lệ, nước Liban có tổng thống là tín hữu Kitô giáo Maronite, thủ tướng là tín hữu phái Sunni của Islam giáo và chủ tịch Quốc hội là tín hữu phái Shia của Islam giáo.[7][8]

Tự do tôn giáo

[sửa | sửa mã nguồn]

Vào năm 2023, Liban được Freedom House đánh giá 3 trên 4 điểm về tự do tôn giáo.[9]

Chùm ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Hobby (1985). Near East/South Asia Report. Foreign Broadcast Information Service. tr. 53. the Druzes and the Christians in the Shuf Mountains in the past lived in complete harmony..
  2. ^ a b c “International Religious Freedom Report for 2017”. www.state.gov. United States Department of State. Truy cập ngày 30 tháng 3 năm 2019. Cites Statistics Lebanon for most Lebanon statistics
  3. ^ Alfred B. Prados (8 tháng 6 năm 2006). “CRS Issue Brief for Congress: Lebanon”. The Library of Congress. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2012.
  4. ^ Kechichian, Joseph A. (17 tháng 11 năm 2015). “Lebanon contemplates a new citizenship law”. gulfnews.com. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2018.
  5. ^ “Bassil promises to ease citizenship for expatriates”. The Daily Star. 1 tháng 5 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 5 năm 2014. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2018.
  6. ^ Quỹ quốc tế về hệ thống bầu cử (tháng 9 năm 2011). “Overview of the current 26 electoral districts” (PDF). tr. 3. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2024.
  7. ^ “AUB: The Lebanese Civil War and the Taif Agreement”. 15 tháng 10 năm 2018. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 10 năm 2018. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2020.
  8. ^ “Politics and the Airlines”. International Affairs. 42 (2): 276. tháng 4 năm 1966. doi:10.1093/ia/42.2.276a. ISSN 1468-2346.
  9. ^ Freedom House website, retrieved 2023-08-08