Tốc độ Thâm Quyến

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tốc độ Thâm Quyến
Tiếng Trung深圳速度
Trung tâm Hành chính Thâm Quyến.
Cảnh đêm của Vịnh Thâm Quyến.

Tốc độ Thâm Quyến (tiếng Trung: 深圳速度) là một thuật ngữ ban đầu được sử dụng trong giai đoạn đầu của cải cách kinh tế Trung Quốc để mô tả quá trình xây dựng nhanh chóng Tòa nhà Quốc MậuThâm Quyến, Trung Quốc.[1][2][3][4] Là tòa nhà cao nhất Trung Quốc vào thời điểm đó, Tòa nhà Quốc Mậu do Công ty TNHH Tập đoàn Cục Kỹ thuật Xây dựng 3 Trung Quốc xây dựng, tự hào có tiến độ xây dựng hiệu quả, trong đó việc hoàn thành mỗi tầng chỉ mất ba ngày.[3][4]

Thuật ngữ này được dùng để mô tả sự phát triển nhanh chóng của Thâm Quyến trong vai trò là một trong những đặc khu kinh tế đầu tiên của Trung Quốc, được gọi là "Thung lũng Silicon của Trung Quốc" và "Thành phố Tức thời".[2][5][6][7][8][9] Kể từ năm 1979, Thâm Quyến đã chuyển đổi từ một làng chài nhỏ thành một trong những trung tâm công nghệ quan trọng nhất thế giới với mức thu nhập bình quân đầu người cao nhất ở Trung Quốc đại lục.[8][10][11][12][13][14] Vào năm 1984 và 1992, Đặng Tiểu Bình, nhà lãnh đạo tối cao của Trung Quốc lúc bấy giờ và là "Kiến trúc sư trưởng công cuộc cải cách và mở cửa",[15] đã thực hiện các chuyến thị sát tới Thâm Quyến, tán thành "tốc độ Thâm Quyến" và mô hình phát triển của các đặc khu kinh tế.[2][3][4][5]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Yang, Fan (2017). “Temporality and Shenzhen Urbanism in the Era of "China Dreams"”. Verge: Studies in Global Asias. 3 (1): 189–212. doi:10.5749/vergstudglobasia.3.1.0189. ISSN 2373-5058. JSTOR 10.5749/vergstudglobasia.3.1.0189.
  2. ^ a b c Christopher, DeWolf. “Construction in China's 'skyscraper capital' shows little sign of slowing”. CNN (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2020.
  3. ^ a b c Xu, Min (11 tháng 10 năm 2018). “三天一层楼!"深圳速度"书写"中国奇迹". Construction Times (建筑新网) (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2020.
  4. ^ a b c “深圳国贸大厦:三天一层楼!"深圳速度"从这里响彻全国”. Shenzhen News (bằng tiếng Trung). Shenzhen Special Zone Daily. 6 tháng 9 năm 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 6 năm 2020.
  5. ^ a b Chatwin, Jonathan. “The Shenzhen effect: Why China's original 'model' city matters more than ever”. CNN (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2020.
  6. ^ “Inside Shenzhen's race to outdo Silicon Valley”. MIT Technology Review (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2020.
  7. ^ “China Grows With "Shenzhen Speed". The Philadelphia Trumpet (bằng tiếng Anh). 2 tháng 5 năm 2007. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2020.
  8. ^ a b Whitwell, Tom (13 tháng 6 năm 2014). “Inside Shenzhen: China's Silicon Valley”. The Guardian (bằng tiếng Anh). ISSN 0261-3077. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2020.
  9. ^ “The Shenzhen Experiment — Juan Du”. Harvard University (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2020.
  10. ^ Gladstone, Rick (21 tháng 12 năm 2015). “Shenzhen: The City Where China's Transformation Began”. The New York Times (bằng tiếng Anh). ISSN 0362-4331. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2020.
  11. ^ Mead, Nick Van (21 tháng 3 năm 2017). “The great sprawl of China: timelapse images reveal 30-year growth of cities”. The Guardian (bằng tiếng Anh). ISSN 0261-3077. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2020.
  12. ^ “China: population of Shenzhen 1995-2035”. Statista (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2020.
  13. ^ “Shenzhen's growth champions dominate Greater Bay Area in survey”. South China Morning Post (bằng tiếng Anh). 12 tháng 12 năm 2019. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2020.
  14. ^ 'Shenzhen Speed': Thirty Years Later”. Wall Street Journal (bằng tiếng Anh). 7 tháng 9 năm 2010. ISSN 0099-9660. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2020.
  15. ^ Zhou, Lin (10 tháng 10 năm 2018). “Chief Architect of China's Reform and Opening-up”. China Today. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2020.