Bước tới nội dung

Yamaguchi Tamon

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Tamon Yamaguchi)
Đô đốc Yamaguchi Tamon
Phó đô đốc Yamaguchi Tamon
Sinh17 tháng 8 1892
Shimane, Nhật Bản
Mất4 tháng 6 1942[1]
Thái Bình Dương gần đảo Midway
ThuộcNhật Bản Đế quốc Nhật Bản
Quân chủngĐế quốc Nhật Bản Hải quân Đế quốc Nhật Bản
Năm tại ngũ1912-1942
Cấp bậcTrung tướng hải quân
Chỉ huyIsuzu, Ise
Hạm đội số 5
Hạm đội tàu sân bay số 2
Tham chiếnChiến tranh thế giới thứ hai
Tặng thưởngHuân chương Mặt Trời Mọc
Huân chương Sacred Treasures[2]
Huân chương Diều hâu Vàng (hạng nhất)

Yamaguchi Tamon (山口 多聞 Yamaguchi Tamon?, Sơn Khẩu Đa Văn) (17 tháng 8 1892 - 4 tháng 6 1942) là một Phó đô đốc Hải quân Đế quốc Nhật Bản trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Ông tham gia chỉ huy lực lượng nhỏ hàng không mẫu hạm dưới quyền đô đốc Nagumo Chūichi tham gia Trận tấn công Trân Châu cảngTrận Midway. Ông đã chọn chết theo hàng không mẫu hạm Hiryū do ông chỉ huy khi nó bị máy bay Mỹ đánh chìm trong trận Midway theo đúng truyền thống hải quân Nhật.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Yamaguchi sinh tại tỉnh Shimane, tốt nghiệp học viện Hải quân hoàng gia Nhật năm 1912. Ông lần lượt phục vụ trên Soyathiết giáp hạm Settsu với cấp hàm Chuẩn úy, tuần dương hạm Chikumathiết giáp hạm Aki với cấp hàm Trung úy.

Từ năm 1915 đến 1916, Yamaguchi tham gia học về hải pháongư lôi. Sau đó, ông được đưa đến làm việc tại khu trục hạm Kashi. Đến năm 1918, Yamaguchi được phong hàm Đại úy và ông được đưa đến một đơn vị hải quân có nhiệm vụ hộ tống một số tàu ngầm của Hải quân Hoàng gia Đức được chuyển đến Nhật như một phần tiền bồi thường chiến phí của Đức trong Chiến tranh thế giới thứ nhất. Từ năm 1921 đến 1923, ông là sinh viên trường đại học Princeton của Mỹ. Trở về Nhật Bản, ông làm việc trên thiết giáp hạm Nagato 6 tháng trước khi tốt nghiệp Học viện Hải quân Hoàng gia với thành tích cao. Cũng trong năm này, ông được phong quân hàm Thiếu tá.

Yamaguchi trở thành thành viên của bộ tổng tham mưu Hải quân hoàng gia Nhật vào năm 1927 và được phong quân hàm Trung tá một năm sau đó. Ông cũng có mặt trong đoàn đại biểu Nhật tham gia Hội nghị Hải quân London 1929-1930. Năm 1932, ông được phong hàm Đại tá. Từ 1934 đến 1937, ông là tùy viên về hải quân cho Washington DC. Khi trở về Nhật Bản, ông lần lượt trở thành hạm trưởng của Isuzu (1936-1937) và thiết giáp hạm Ise (1937-1938).

Ngày 15 tháng 11 năm 1938, ông được phong hàm Chuẩn Đô đốc, trở thành tham mưu trưởng Đệ ngũ Hạm đội từ 1938-1940 trước khi nắm quyền chỉ huy Hạm đội hàng không mẫu hạm số 2 gồm hai hàng không mẫu hạm SōryūHiryū.

Tranh vẽ "Khoảnh khắc cuối cùng của đô đốc Yamaguchi".

Khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, lực lượng của Yamaguchi đã tham gia vào Trận tấn công Trân Châu cảngCuộc oanh tạc Ấn Độ Dương, thu được nhiều thành quả đáng kể. Ngày 4 tháng 6 năm 1942, Yamaguchi lại tiếp tục tham gia vào Trận Midway, trận đánh có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cục diện của Chiến tranh Thái Bình Dương. Trong trận này, ông tiếp tục chỉ huy hai hàng không mẫu hạm SōryūHiryū dưới quyền chỉ huy trực tiếp của Phó Đô đốc Nagumo Chūichi.

Khi Yamaguchi sử dụng các máy bay trinh sát phát hiện ra hàng không mẫu hạm Yorktown của Hải quân Hoa Kỳ đã đánh tín hiệu cho Nagumo nên tấn công ngay lập tức. Nagumo từ chối vì ông đang bận đổi ngư lôi thay vì sử dụng bom như trước. Ý định của Nagumo là chờ lực lượng tấn công ban đầu của mình hạ cánh mới cho tấn công đợt hai. Tuy nhiên không lâu sau đó các máy bay Mỹ xuất hiện đã nhanh chóng đánh chìm ba hàng không mẫu hạm Sōryū, AkagiKaga của Nhật. Là hàng không mẫu hạm duy nhất của Nhật còn sót lại, chiếc Hiryū do Yamaguchi chỉ huy đã nhanh chóng mở hai cuộc tấn công vào chiếc Yorktown của Mỹ và gây hư hại nặng cho nó. Tuy nhiên đến chiều ngày hôm đó, Hiryū đã bị tấn công và đánh chìm bởi máy bay từ hàng không mẫu hạm USS Enterprise. Yamaguchi đã quyết định cùng thuyền trưởng Tomeo Kaku chết theo tàu theo truyền thống hải quân Nhật. Ngày 5 tháng 6 năm 1942, ông được hải quân Nhật truy tặng quân hàm Phó Đô đốc.

Các chức vụ

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Fuchida, Mitsuo (with C.H. Kawakami and Roger Pineau), Midway - The Battle that Doomed Japan: The Japanese Navy's Story, Annapolis, 1955.
  • Fuller, Richard (1992). Shokan: Hirohito's Samurai. London: Arms and Armour Press. ISBN 1854091514.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Nishida, Imperial Japanese Navy.
  2. ^ Yamaguchi Tamon Lưu trữ 2022-09-20 tại Wayback Machine at navalhistory.flixco.info
  3. ^ Nishida, Imperial Japanese Navy