Tesserarius

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Quân sự La Mã cổ đại
800 TCN – 476

Lịch sử kết cấu
Quân đội La Mã (Đơn vị lính và phân cấp,
Lê dương, Lính hỗ trợ auxilium, Chỉ huy)
Hải quân La Mã (Hạm đội, Đô đốc Hải quân)
Lịch sử các chiến dịch
Danh sách các cuộc chiếntrận đánh
Thưởng và phạt
Lịch sử công nghệ
Kỹ thuật quân sự (castra,
Phương tiện vây thành, Khải hoàn môn, Xa lộ)
Trang bị cá nhân
Lịch sử chính trị
Chiến lược và chiến thuật
Chiến thuật bộ binh
Biên giới và các công trình củng cố
(limes, Bức tường Hadrian)

Tesserarius (Tiếng Việt: "Trưởng quan canh tuần") là một chức danh hạ sĩ quan chỉ huy trong Quân đội La-mã cổ đại, đảm nhiệm việc chỉ huy công tác canh tuần của centuria.

Từ nguyên[sửa | sửa mã nguồn]

Danh từ La-tinh "Teserarius" (Số nhiều: "Tesserarii") có nguồn gốc là danh từ chỉ vật "tessera" (Một thẻ gỗ được khắc hoặc viết khẩu lệnh lên trên).

Vai trò của Teserarius[sửa | sửa mã nguồn]

Teserarius có nhiệm vụ tổ chức, phân công và duy trì tuần tra canh gác ban đêm.[1][2] Quân nhân này nhận mật khẩu từ centurion mỗi ngày, và bảo đảm nó được sử dụng hiệu quả cũng như bảo mật trong nội bộ centuria. Mỗi centuria có một Teserarius.[3]

Tesserarius là trợ lý của optio, cùng ở phía sau phương trận của centuria để hỗ trợ quân nhân này duy trì đội hình.[4]

Tesserarius là quân nhân lương bậc 1,5 (sesquiplicarius, nhận gấp rưỡi mức lương cơ bản).

Phân biệt một tesserarius trong đội hình[sửa | sửa mã nguồn]

Giáp trụ và vũ khí của quân nhân này cũng tương tự như binh lính thông thường, nhưng mũ giáp có một chùm bờm ngựa bán nguyệt biểu thị chức danh, tương tự như optio. Tuy nhiên chi tiết trang trí này chỉ được đem ra dùng trong trường hợp diễu binh hoặc lễ lạc.

Tesserarius cũng có một cây gậy gỗ gọi là hastile như optio để duy trì kỷ luật khi huấn luyện tân binh, duy trì đội ngũ khi hành quân hay chiến đấu. Đây không phải là một thứ vũ khí thực sự, nhưng vẫn vô cùng hiệu quả khi sử dụng với chức năng đó.

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Caesar's Civil War, Adrian Goldsworthy, Page 20 Lưu trữ 2012-11-05 tại Wayback Machine
  2. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 11 năm 2008. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2010.
  3. ^ Wilkes, 1972
  4. ^ “Tesserarius - Rome Chicago”. Truy cập 13 tháng 2 năm 2015.[liên kết hỏng]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]