Thành viên:Akira2112/Nháp/10

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Chùa Hương là một bài thơ của Nguyễn Nhược Pháp, in trong tập "Ngày xưa" vào năm 1935.[1][2] Đây là bài thơ được xem là nhiều người biết đến nhất của Nguyễn Nhược Pháp và đã từng được phổ nhạc.[3]

Xuất xứ[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1934, Nguyễn Vỹ và Nguyễn Nhược Pháp đi hội Chùa Hương cùng với hai cô nữ sinh.[4][2] Đến rừng mơ, hai người gặp một bà cụ và một cô con gái tuổi đôi mươi, vừa lên chùa vừa niệm phật "Nam mô cứu khổ cứu nạn đại từ đại bi Quan Thế Âm Bồ Tát".[5] Nguyễn Nhược Pháp đã bắt gặp cô trong tình trạng bối rối, ông đã gặp bắt chuyện với cô và hai cô gái đi chung cầm máy ảnh chụp lại, sau đó bỏ rơi hai người lúc nào không hay.[5][2] Hai người phải ngủ nhờ hai mẹ con cô gái quê. Sau khi hai nhà văn quay trở về Hà Nội, hai cô đều phiền trách nhà văn Nguyễn Vỹ và ông, nhưng vẫn đưa lại cho ông một tấm ảnh ông chụp cùng với cô gái mặc áo the ấy.[4]

Ban đầu, bài thơ được đề tên là "Cô gái chùa Hương". Tuy nhiên, sau khi được in trong tập "Ngày xưa", bài thơ chỉ còn hai chữ "Chùa Hương".[5][2][4] Ở đầu bài thơ, ông đã ghi như sau.

Thiên ký sự của cô bé ngày xưa.[6]

Sau đó, ở cuối bài thơ, ông còn viết thêm một đoạn tái bút.

Thiên ký sự đến đây là hết. Tôi tin rồi hai người sẽ lấy nhau, vì không lấy được nhau thì cô gái còn viết nhiều. Lấy nhau rồi là hết chuyện.[6]

Chuyển thể[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1945, Trần Văn Khê phổ nhạc bài thơ "Chùa Hương" thành bài "Đi chơi chùa Hương".[7][6][5] Tuy nhiên, bài hát này rất dài và khó hát, riêng ca sĩ Mộc Lan là người trình bày thành công nhất và được khán giả mến mộ nhiều nhất.[5][6][8]

  1. ^ Đỗ Thu Thủy (8 tháng 11 năm 2018). “Nguyễn Nhược Pháp - nhìn từ truyện ngắn”. Báo Quân đội nhân dân. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2021.
  2. ^ a b c d Minh Trí – C. Tôm (28 tháng 5 năm 2016). “Chuyện ít người biết về tác giả bài thơ Chùa Hương”. Báo Pháp Luật Việt nam. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2021.
  3. ^ Hằng Châu (25 tháng 11 năm 2018). “Nguyễn Nhược Pháp có nhiều hơn bài thơ "Chùa Hương". Báo Thời Nay. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2021.
  4. ^ a b c Tiền phong Chủ nhật (26 tháng 3 năm 2006). “Thi sĩ đoản mệnh Nguyễn Nhược Pháp”. VnExpress. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2021.
  5. ^ a b c d e Nhacxua.vn (21 tháng 9 năm 2019). “Giai thoại bài thơ "Chùa Hương" của Nguyễn Nhược Pháp – Cô gái Chùa Hương sống mãi tuổi 15”. Nhạc Xưa. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2021.
  6. ^ a b c d Gia Đình (23 tháng 1 năm 2010). “Kỳ duyên giữa nghệ sĩ tài danh và "cô gái chùa Hương". Báo Người Lao Động. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2021.
  7. ^ Ngô Khiêm (30 tháng 6 năm 2021). “Có một "di sản" khác của Hà Tây”. Dân Việt. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2021.
  8. ^ Lê Anh (3 tháng 10 năm 2018). “Danh ca Mộc Lan: Cuộc đời chìm nổi của họa mi gắn với những ông vua không ngai”. Đời Sống Pháp Luật. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2021.