Bước tới nội dung

Thành viên:Billcipher123/nháp/Tiếng Hán thượng cổ: Một phục nguyên mới

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Hệ thống phụ âm đầu Baxter-Sagart (2014)
Môi Răng Ngạc mềm Lưỡi nhỏ Họng
thường xuýt thường môi hóa thường môi hóa thường môi hóa
Tắc hoặc
tắc-xát
vô thanh *p, *pˤ *t, *tˤ *ts, *tsˤ *k, *kˤ *kʷ, *kʷˤ *q, *qˤ *qʷ, *qʷˤ , *ʔˤ (*ʔʷˤ)
bật hơi *pʰ, *pʰˤ *tʰ, *tʰˤ *tsʰ, *tsʰˤ *kʰ, *kʰˤ *kʷʰ, *kʷʰˤ *qʰ, *qʰˤ *qʰʷ, *qʰʷˤ
hữu thanh *b, *bˤ *d, *dˤ *dz, *dzˤ , *ɡˤ *ɡʷ, *ɡʷˤ , *ɢˤ *ɢʷ, *ɢʷˤ
Mũi vô thanh *m̥, *m̥ˤ *n̥, *n̥ˤ *ŋ̊, *ŋ̊ˤ *ŋ̊ʷ, *ŋ̊ʷˤ
hữu thanh *m, *mˤ *n, *nˤ , *ŋˤ *ŋʷ, *ŋʷˤ
Bên vô thanh *l̥, *l̥ˤ
hữu thanh *l, *lˤ
Xát hoặc
tiếp cận
vô thanh *r̥, *r̥ˤ *s, *sˤ
hữu thanh *r, *rˤ

Định nghĩa[sửa | sửa mã nguồn]

Baxter & Sagart định nghĩa "Old Chinese" [tiếng Hán thượng cổ] "theo nghĩa rộng... chỉ các biến thể tiếng Hán được sử dụng trước khi nhà Tần (秦) thống nhất toàn bộ Trung Hoa vào năm 221 TCN" (tr. 1) hay "theo nghĩa hẹp... chỉ giai đoạn cổ nhất của tiếng Hán mà chúng ta có thể phục dựng dựa trên bằng chứng Hán ngữ." (tr. 2) Theo đó, tiếng Hán thượng cổ được hai tác giả coi như:

  • đã được chứng thực (attested) – theo nghĩa là đã được ghi nhận trong các nguồn văn liệu cổ đại hiện vẫn còn lưu tồn; song bởi vì bản chất của Hán văntượng hình chứ không phải tượng thanh, nên ta vẫn phải phục nguyên các đặc điểm ngữ âm và ngữ pháp của thứ tiếng này như thể nó chưa được chứng thực, . (tr. 2)
  • không phân biệt với tiếng proto-Sinitic, tức tổ tiên của toàn bộ các ngôn ngữ trong ngữ tộc Hán trực thuộc ngữ hệ Hán-Tạng. Nói cách khác, nó được coi xấp xỉ như là ngôn ngữ tổ tiên của tất cả các biến thể hoặc phương ngữ tiếng Hán hiện nay. (tr. 2)

Dẫn nhập[sửa | sửa mã nguồn]

Hướng tiếp cận[sửa | sửa mã nguồn]

Baxter & Sagart đánh giá cao hướng tiếp cận truyền thống do Bernhard Karlgren (1889–1978) khởi xướng, trường phái mà khi trước Baxter (1992) cũng là môn đệ, tức là phục nguyên tiếng Hán thượng cổ dựa trên ba nguồn cứ liệu chính:

  • 1. Cách thức gieo vần trong Kinh Thi (thế kỷ thứ 7-11 TCN).
  • 2. Tự mẫu ký âm trong các dãy đồng âm.
  • 3. Các vận thư tiếng Hán trung cổ như Thiết vận (thế kỷ thứ 7) hay Quảng vận (thế kỷ thứ 11).

Tuy nhiên, Baxter & Sagart cho rằng hướng đi này vẫn còn nhiều hạn chế và bất cập trong bối cảnh các dữ liệu và khám phá mới liên tục được hé lộ. Theo đó, hai tác giả phê phán những điểm sau của phương pháp truyền thống:

  • 1. Chưa tích hợp hoặc ít tích hợp dữ liệu ngữ âm của các phương ngữ Hán hiện đại, các ngôn ngữ Tạng-Miến họ hàng và vốn từ mượn của những ngôn ngữ nằm ở ngoại vi Trung Hoa vào thời cổ như nhóm Việt-Mường, Kra-Dai hoặc Hmông-Miền, v.v
  • 2. Chưa nghiên cứu trực tiếp chính bản Kinh Thi mà thường trích dẫn gián tiếp kinh qua quan điểm của các nhà bác ngữ học đời nhà Thanh.
  • 3. Phân tích tự mẫu tượng hình dựa trên những ngữ liệu lệch thời, chưa vận dụng triệt để ngữ liệu tiền-Tần.
  • 4. Sai lầm ở chỗ coi tiếng Hán thượng cổ như một ngôn ngữ duy nhất mà không phải là tập hợp những biến thể ngôn ngữ gần giống nhau.
  • 5. Chưa chú tấm đến những khía cạnh khác của ngôn ngữ như hình thái, cú pháp, và ngữ nghĩa.

Hai tác giả cũng cho rằng, lĩnh vực Hán ngữ học lịch sử đã tiến triển đến mức độ, có thể áp dụng phương pháp nội phục nguyên (Internal reconstruction) để vẽ nên một bức tranh khá rõ nét về hình thái tiếng Hán thượng cổ.

Phương pháp luận[sửa | sửa mã nguồn]

Triết lý: Baxter & Sagart nêu lên quan điểm rằng, đối với họ, "phục nguyên ngôn ngữ học là quá trình ta đưa ra những suy luận về các giai đoạn sớm hơn của một ngôn ngữ hoặc một nhóm ngôn ngữ bằng cách hình thành giả thuyết và thử nghiệm chúng một cách thực chứng." (tr. 5) Bên cạnh đó, họ cho rằng phục nguyên ngữ âm là bước quan trọng bậc nhất trong nghiên cứu ngôn ngữ lịch sử và đóng một vai trò tiên quyết trong việc phục dựng các cấu trúc còn lại.

Lược sử nghiên cứu[sửa | sửa mã nguồn]

Điểm qua bằng chứng[sửa | sửa mã nguồn]

Ngôn ngữ ngoại vi[sửa | sửa mã nguồn]

Những nhóm ngôn ngữ ngữ chính vay mượn từ tiếng Hán vào thời cổ bao gồm Vietic, Hmông-Miền (hay Miêu-Dao 苗瑤), và Kra-Dai. (tr. 34)

Nhóm Vietic[sửa | sửa mã nguồn]

Nhóm Vietic và tiếng Hán thượng cổ tiếp xúc với nhau lâu dài kể từ cuối thế kỷ thứ 3 TCN, tức là xung quanh thời điểm nhà Tần sụp đổ và sự trỗi dậy của vương quốc Nam Việt đời Triệu Đà. Khu vực này là nơi tập trung người nói tiếng Vietic và Kra-Dai bản địa vào thời cổ đại. Sự trao đổi ngôn ngữ tiếp diễn suốt thời thuộc Hán, tạo ra những cơ tầng từ mượn đặc trưng cho mỗi thời kỳ.

Baxter-Sagart đánh giá rằng, đối với bằng chứng tiếng Việt, vốn từ Hán-Việt (tức cách đọc Hán tự theo kiểu bản địa sau thời Bắc thuộc, thường được cho là bắt đầu từ thế kỷ thứ 10) của ngôn ngữ này không đóng vai trò đáng kể nào trong công cuộc phục nguyên tiếng Hán thượng cổ, song cơ tầng tự mượn khẩu ngữ Hán-Việt cổ nhất, với tương ứng thanh điệu như bên dưới, lại đóng một vai trò cực kỳ hữu ích.

Bảng tương ứng thanh điệu giữa tiếng Hán và tiếng Việt đặc trưng cho thời kỳ cổ theo Baxter-Sagart (2014)
Thanh điệu Hán ngữ Thanh điệu Việt ngữ
Bình Ngang-huyền (A)
Thượng Sắc-nặng (B)
Khứ Hỏi-ngã (C)

Nhóm Hmông-Miền[sửa | sửa mã nguồn]

Baxter & Sagart sử dụng bản phục nguyên tiếng tiền Hmông-Miền (pHM), tiền Hmông (pH) và tiền Miền (pM) của Ratliff (2011), vốn được xây dựng dựa trên cơ sở công trình của Wáng & Máo (1995). Niên đại gần của ngữ hệ này được Baxter & Sagart cho là khoảng thế kỷ thứ 1 CN, chủ yếu dựa trên dây chuyền biến đổi ngữ âm *lˁ- > *dˤ- và *l̥ ˁ- > *tʰˤ- xảy ra đồng thời với Hán ngữ Đông Hán. Niên đại xa được đoán định là khoảng đầu thế kỷ thứ 3, cổ hơn so với Vietic và tiền-Mân, dựa trên một số từ pHM lai Hán có phương thức cấu âm không xát mặc dù từ gốc của chúng trong tiếng Hán thượng cổ là những âm tắc lợi phi thanh hầu hóa. (tr. 36)

Hệ thống phục nguyên[sửa | sửa mã nguồn]

Tổ hợp âm đầu (Onset)[sửa | sửa mã nguồn]

Âm tiết thanh hầu hóa nhóm A[sửa | sửa mã nguồn]

Baxter & Sagart (2014) nối gót Norman (1994) phục nguyên âm tiết nhóm A với phụ âm đầu thanh hầu hóa (pharyngealized). Ví dụ:

  • 綱 OC *kˤaŋ > MC kang > ZH gāng ‘cương - dây chính của cái lưới' (đẳng I, nhóm A)
  • 疆 OC *kaŋ > MC kjang > ZH jiāng ‘cương - biên cương, biên giới’ (đẳng III, nhóm B)
  • 更 OC *kˤraŋ > MC kaeng > ZH gēng ‘canh - thay đổi, canh tân' (đẳng II, nhóm A)
  • 京 OC *[k]‌raŋ > MC kjaeng > ZH jīng ‘kinh - đô thị, thành thị’ (đẳng III, nhóm B)
  • 鼎 OC *tˤeŋʔ > MC tengX > ZH dǐng ‘đỉnh - vật dụng giống cái vạc' (đẳng IV, nhóm A)
  • 整 OC *teŋʔ > MC tsyengX > ZH zhěng ‘chỉnh - điều chỉnh, chỉnh đốn’ (đẳng III, nhóm B)

Hướng đi này giải quyết được hai vấn đề:

  • khuynh hướng hạ thấp (tức mở ra) của nguyên âm trong nhóm A
  • sự chống cự đối với quá trình ngạc cứng hóa phụ âm đầu trong nhóm A

Vần (Rhyme)[sửa | sửa mã nguồn]

Bảo toàn công trình của Baxter (1992) với một vài thay đổi nhỏ:

  • Thay *ə bằng *ɨ
  • Công nhận vĩ âm *-r trong quan hệ đối lập với *-j và *-n. Them vào đó, bên cạnh quy luật OC *-r > MC -n thì Baxter & Sagart cũng để ý đến quy luật *-r > *-j ở phương ngữ Sơn Đông.

Tóm lại, không kể hai hậu vĩ âm (postcoda) *-ʔ và *-s, phần vần của tiếng Hán thượng cổ có công thức như sau (tất nhiên không phải tổ hợp nào cũng xảy ra):

  • vần = nguyên âm (*i, *ə, *u, *e, *a, hoặc *o) + phụ âm (*zero, *-k, *-ŋ, *-j, *-t, *-n, *-r, *-w, *-wk, *-m, hoặc *-p)

Vấn đề bỏ ngỏ[sửa | sửa mã nguồn]