Bước tới nội dung

Thành viên:Dongyhonguyen/Nháp

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Khái Niệm Đông Y Gia Truyền[sửa | sửa mã nguồn]

Đông y gia truyền là thuật ngữ tiếng việt nói đến phương pháp y học có nguồn gốc từ Việt Nam và Trung Quốc gọi là Đông Y và yếu tố lưu giữ các kiến thức đông y qua nhiều đời dưới hình thức lưu lại trong gia đình.

Nhưng ý nghĩa của cụm từ Đông Y Gia Truyền không chỉ dừng lại ở một thuật ngữ, đó còn là nền tảng văn hóadi sản dân tộc Việt Nam có tính chất kế thừa.

Sự lưu truyền từ đời xưa cho thấy đông y là một lĩnh vực được coi trọng trong chế độ phong kiến triều đình. Không phải ai cũng có thể theo học, sử dụng và áp dụng các phương pháp chữa trị Đông Y.

Lý luận về Đông Y Gia Truyền[sửa | sửa mã nguồn]

Đông Y sử dụng các kỹ thuật về mạch tượng, tạng tượng, dưỡng sinh điều hòa, cân bằng trạng thái, kết hợp với các vị thuốc từ thảo mộc (cỏ cây hoa lá) và sản phẩm tự nhiên khác tạo ra sự kết hợp riêng cho các liệu pháp chữa bệnh của mình. Thảo dược chia thành thảo dược phổ thông ( dễ kiếm) và thảo dược quý hiếm (khó tìm, hiếm về mật độ và sinh trưởng), có thể kể đến những loại thảo dược cung đình tiến vua là hàng quý hiếm. Thuốc Đông Y sau khi được điều chế dưới dạng thang thuốc, mỗi thang thuốc uống theo một quy chuẩn nhất định được Ngự Y hay Đại Phu đưa ra, ngày nay không dùng đơn vị thang thuốc phổ biến mà được gọi là liệu trình thuốc.

Những tầng lớp nào trong xã hội phong kiến được chăm sóc và trị bệnh bằng Đông Y:[sửa | sửa mã nguồn]

Vua chúa : tầng lớp cao nhất trong thời kì phong kiến, là Thiên Tử đứng trên muôn người, quyền lực cao nhất và tuyệt đối. Vì vậy những đặc quyền chăm sóc tốt nhất đều được dành cho vua. Những người sử dụng các phương pháp khám chữa và chăm sóc sức khỏe cho nhà vua được gọi là Ngự Y, và Đông Y là phương pháp phổ biến nhất các ngự y sử dụng.

Quý tộc: là tầng lớp có họ hàng với vua chúa, hưởng lộc nhờ quan hệ họ hàng, giàu có, được chia đất thu tô thuế, ruộng vườn. Đây là tầng lớp đặc biệt cao quý, đại diện cho gia đình hoàng tộc. Ngự y trong triều đình cũng có trách nhiệm chăm lo sức khỏe cho các nhân vật trong tầng lớp này, họ càng gần càng phải đặc biệt chăm sóc.

Đại thần: là những vị quan trong triều đình có chức cao nhất, quyết định các việc liên quan đến quốc gia, nắm trong tay nhiều quyền lực chỉ sau vua chúa. Đã có nhiều sử sách ghi lại về những quan đại thần vì nước thương dân lưu truyền đến muôn đời, nhưng cũng có những đại thần vì tham lam mà bày mưu lật đổ ngôi vua lên nắm quyền Thiên Tử.

Là những chức quan đứng đầu triều, đại thần thường được vua chúa hạ lệnh ngự y đến thăm hỏi khi bị đau bệnh, ngoài ra các đại thần đều phải tự bỏ tiền thuê đại phu riêng để chăm sóc sức khỏe. Đa phần các quan lại đều được tẩm bổ bằng thảo dược quý, mỗi kỳ nhà có việc đều nhận được những sản vật phong phú và có giá trị, trong đó không thể thiếu những vị thuốc Đông Y thuộc hàng quý hiếm.

Quan lại: Giai cấp tầm trung, mỗi khi trở bệnh mới gọi đại phu đến thăm khám. Tầng lớp này không quá quan tâm đến các vấn đề về sức khỏe, gặp bệnh thì sắc thuốc.

Đông Y Gia Truyền còn đến ngày nay ?[sửa | sửa mã nguồn]

Đông Y được các thế hệ con cháu coi trọng và bảo tồn nghiêm ngặt, vì mỗi gia đình coi kiến thức Đông Y như di sản của tổ tiên, không dễ gì mà có được.

Chưa kể đến việc trong suốt giai đoạn lịch sử Việt Nam, Đông Y là lĩnh vực cao quý, kiếm ra tiền, có địa vị và được liệt vào danh sách nghề có danh tiếng (bao gồm y dược, giáo dục).

Học Đông Y Gia Truyền khó hay dễ?[sửa | sửa mã nguồn]

Vì là kiến thức được dạy trong gia đình nên không dễ gì truyền cho người ngoài. Những môn sinh theo đại phu lâu năm chỉ dừng lại ở tìm hiểu các vị thuốc, biết một ít về tạng mạch, chứ chưa đủ trình độ để kê đơn, chế thuốc cho những bệnh thuộc hàng khó. Chưa kể đến việc điều chế thuốc với thành phần được giữ bí mật không để lộ ra bên ngoài mà chỉ lưu lại cho con cháu trong nhà.

Để trở thành một đại phu giỏi, được tiến cử thành ngự y không những cần trình độ , kinh nghiệm thực tiễn mà còn phải trải qua nhiều kỳ sát hạch, được những ngự y khác đánh giá.

Y thuật và nghệ thuật bốc thuốc cũng dựa vào tài năng mỗi người. Nhiều gia tộc nổi tiếng với bốc thuốc chữa bệnh Đông Y đến đời sau dần bị lãng quên vì thiếu đi nhân tài y thuật, đành giữ lại kiến thức chờ đời con cháu khếch trương gia tộc.

Học Đông Y không dễ dàng, để trở thành đại phu giỏi không chỉ cần vài năm, 10 năm 20 năm mới có danh tiếng, 30 năm mới được công nhận một vùng.

Y học và y thuật trong chủ trị chữa bênh biến hóa khôn lường, không theo một quy tắc nhất định, cùng một bệnh mà già trẻ gái trai, cơ địa khác nhau, lại có thêm bệnh khác thì liệu pháp cũng đã thay đổi. Cái này phải dựa vào kinh nghiệm và sự phán đoán để đưa ra các trị liệu hợp lý nhất. 1 bệnh có nhiều phương thức chữa trị Đông Y, điều này luôn luôn phải ghi nhớ.

Bốc thuốc phải tỉ mỉ, hiểu thuốc, hiểu bệnh, hiểu người: Bỏ 1 vị thuốc, tăng 1 đơn vị thành phần thuốc là thành loại mới, chữa bênh khác. Người xưa thường đo lường đơn vị thuốc chính xác bằng cân chứ ít khi bốc theo cảm nhận của tay và mắt. Chính xác trong thành phần và khối lượng luôn được các lương y Việt Nam nhấn mạnh cho các học trò của mình.

Những phương thuốc bí truyền về Đông Y:[sửa | sửa mã nguồn]

Vì kiến thức y học của người Việt được lưu giữ theo từng gia đình, nên có nhiều bài thuốc và phương pháp được bảo mật cẩn thận, chỉ riêng dòng tộc đó sở hữu.

Ngoài ra ở nhiều vùng miền cũng nổi tiếng với những phương pháp chữa trị riêng và độc, gọi là mẹo chữa bệnh Đông Y.

Đặc biệt ở các vùng thiểu số, dân tộc lại càng có nhiều phương pháp dị thường nhưng hiệu quả, kèm theo đó là những sản vật có một không hai, đặc trưng vùng miền mà chỉ người bản địa mới biết.

VD: nhân sâm, cổ thụ, chè nghìn năm hoang dã trên đỉnh Lai Châu sương mù ẩm[1] (Loại chè này thực sự là thần dược khai trí tỉnh thần).

Đông Y Gia Truyền của thời hiện đại

Đông Y Gia Truyền vẫn có chỗ đứng riêng của nó, điều này đã được kiểm chứng bởi nhiều người Việt Nam sử dụng qua các dạng thuốc Tây Y và Đông Y.

Có một câu nổi tiếng khi so sánh về Đông Y và Tây Y:

"Tây Y chữa ngọn, Đông Y trị gốc"

Điều này tuy còn gây nhiều tranh cãi nhưng một số bệnh hiện nay ở VN như xoang, khớp thực sự vẫn thấy Đông Y có hiệu quả cao và bền vững hơn.

Ngoài ra một số bệnh phụ khoa được phản ánh chữa trị bằng tây y đỡ được một thời gian lại tái phát. Các liệu pháp y học hiện đại như đốt điện để chữa nấm viêm khá tốn kém mà lại bị viêm lại nhanh và nặng hơn.

Đông Y lại có cách chữa khác với bệnh về viêm nhiễm phụ khoa, đó là đặt, uống và xông. Đây là bài thuốc gia truyền của Đông Y Gia Truyền Họ Nguyễn với tên gọi Phụ Khang Họ Nguyễn

  1. ^ “chè cổ thụ Lai Châu”.