Bước tới nội dung

Thành viên:GDAE/Bom hàng

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Bom hàng theo cách gọi của truyền thông và người dân Việt Nam là cụm từ chỉ hành vi khách hàng đặt hàng mua sản phẩm nhưng khi được giao lại không chịu nhận hàng (đa phần các vụ bom hàng người đặt đều chưa trả tiền). Việc bom hàng gây nên thiệt hại về tiền mặt hoặc sản phẩm nhất định cho người giao hoặc đơn vị sản xuất hàng, đôi khi là thiệt hại cả về mặt tâm lý cho người giao hàng.

Việc bom hàng thường được xem là khó chấp nhận và bị người dân Việt Nam lên án, song thực trạng bom hàng luôn diễn ra thường xuyên và là một vấn đề khó giải quyết tại nước này, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp khi người dân không thể ra khỏi nhà mua đồ.

Hành vi[sửa | sửa mã nguồn]

Theo một tờ báo định nghĩa, "Bom hàng" hoặc "bùng hàng" là tình huống người mua hàng, đặt hàng qua mạng xã hội nhưng không nhận khi được giao.[1] Theo báo Thanh Niên, "bùng" còn có tiếng lóng gọi là "boom".[2] Một số lí do dẫn tới việc bom hàng có thể kể đến như đặt hàng mà không có tiền trả,[3] đặt hàng vì sĩ diện cá nhân hoặc cố tình lờ không nghe máy của người giao hàng.[4] Người bị bom hàng thường phải sử dụng nốt phần hàng mà bị "bom hàng" và thường không nhận được tiền công.[2] Phản ứng của người giao hàng thường là nhận phần thiệt về mình, tuy vậy cũng có trường hợp đáp trả lại khách khi bị bom hàng quá nhiều bằng cách dàn tờ rơi đe dọa.[5] Trong trường hợp khác mà báo chí đưa tin, một người "nhờ" bị bom hàng lại nhận về một công việc mới với mức lương và cuộc sống ổn định hơn trước khi làm nghề giao hàng.[6] Theo báo Dân Trí, hành động "bom hàng" không chỉ gây mất thời gian mà còn phá vỡ lòng tin giữa người mua và người bán.[7]

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19[sửa | sửa mã nguồn]

Vấn đề pháp lý[sửa | sửa mã nguồn]

Phản ứng của dư luận[sửa | sửa mã nguồn]

Trường hợp khác[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Minh Thành (21 tháng 10 năm 2020). “Không dễ xử lý những người 'bùng' hàng online”. Báo Đồng Nai. Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2022.
  2. ^ a b Yến Thi; Danh Minh Trí (11 tháng 6 năm 2019). “Dở khóc dở cười shipper U70 phải uống trà sữa vì bị "bom hàng". Báo Thanh Niên. Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2022.
  3. ^ Mộc Trà (22 tháng 8 năm 2022). “Shipper tá hỏa vì khách là 'chiến thần bom hàng'. VnExpress. Truy cập ngày 21 tháng 10 năm 2022.
  4. ^ helino (23 tháng 3 năm 2019). “Đặt suất bún bò giữa đêm, "thượng đế" hủy đơn rồi mỉa mai shipper”. Tạp chí Giao thông. Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2022.
  5. ^ Xuka (30 tháng 6 năm 2019). “Chủ shop in tờ rơi tìm khách 'bom hàng'. VnExpress. Truy cập ngày 21 tháng 10 năm 2022.
  6. ^ Thảo Thảo (22 tháng 8 năm 2019). “Nhờ bị 'bom' đơn hàng 250 nghìn mà tôi tìm được việc lương 12 triệu đồng”. VnExpress. Truy cập ngày 21 tháng 10 năm 2022.
  7. ^ An Chi (20 tháng 4 năm 2020). “Dở khóc dở cười với muôn kiểu "bom hàng": Làm khổ chủ quán, làm tội shipper”. Báo điện tử Dân Trí. Truy cập ngày 21 tháng 10 năm 2022.