Thành viên:Legend.no1/Nháp

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

QUYỀN TÁC GIẢ ÂM NHẠC[sửa | sửa mã nguồn]

Những quyền của tác giả đối với tác phẩm âm nhạc[sửa | sửa mã nguồn]

Một nhạc sĩ sau sáng tạo ra tác phẩm đầu tiên họ sẽ đặt tên bài hát đó, có những cái tên rất đơn giả như “Cô đơn, Không” của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9, nhưng có cái tên mà theo nhạc sĩ kể lại thì phải mất bảy ngày tác giả mới nghĩ ra là bài “Hương tóc mạ non” của nhạc Thanh Sơn vì tác giả không ưa đặt tên tác phẩm mà có chữ mùi, nghe nó nặng nề quá. Thay vì đứng tên thật trên tác phẩm, các nhạc sĩ thường lấy bút danh khác đặt cho tác phẩm, như bút danh Nhật Trường của tác giả Trần Thiện Thanh, Tú Nhi của tác giả Chế Linh.

Sau đó nhạc sĩ sẽ công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm của mình ra tới công chúng. Các nhạc sĩ có quyền bảo vệ sự toàn vẹn tác phẩm của mình.

Trên đây là các quyền về nhân thân của tác giả đối với tác phẩm âm nhạc. Quyền nhân thân gắn liền với tác giả tồn tại vĩnh viễn và không thể chuyển nhượng, trừ quyền cho phép công bố tác phẩm. Ngoài ra, còn một quyền quan trọng khác đó là quyền tài sản.

Quyền nhân thân[1][sửa | sửa mã nguồn]

  • Đặt tên cho tác phẩm.
  • Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng
  • Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm[2].
  • Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả

Quyền tài sản[3][sửa | sửa mã nguồn]

  • Làm tác phẩm phái sinh[4]
  • Biểu diễn tác phẩm trước công chúng[5]
  • Sao chép tác phẩm[6]
  • Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm[7]
  • Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác[8]
  • Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính[9]

Điều kiện để bảo hộ tác phẩm âm nhạc[sửa | sửa mã nguồn]

Một số quan điểm vẫn nhầm lẫn ở việc phải làm thủ tục đăng ký quyền tác giả tại cơ quan có thẩm quyền (Cục Bản quyền tác giả hoặc Văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả tại thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng hoặc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch) thì tác phẩm mới xác lập được quyền sở hữu. 

Tuy nhiên, đây không phải quan điểm chính xác. Bởi vì “Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký"[10]“việc nộp đơn để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả không phải là thủ tục bắt buộc để được hưởng quyền tác giả” [11]

Ý nghĩa của việc đăng ký quyền tác giả là: “Tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả không có nghĩa vụ chứng minh quyền tác giả thuộc về mình khi có tranh chấp, trừ trường hợp có chứng cứ ngược lại"[12]

  1. ^ Theo quy định tại điều 19 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009.
  2. ^ Quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm là việc phát hành tác phẩm đến công chúng với số lượng bản sao đủ để đáp ứng nhu cầu hợp lý của công chúng tùy theo bản chất của tác phẩm, do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện hoặc do cá nhân, tổ chức khác thực hiện với sự đồng ý của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả.. Công bố tác phẩm không bao gồm việc trình diễn một tác phẩm sân khấu, điện ảnh, âm nhạc” theo khoản 2 Điều 22 Nghị định 100/2006.
  3. ^ Theo quy định tại khoản 1, Điều 19 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009
  4. ^ Tác phẩm phái sinh là tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn” theo khoản 8, Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009
  5. ^ Quyền biểu diễn tác phẩm trước công chúng quy do chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện biểu diễn tác phẩm một cách trực tiếp hoặc thông qua các chương trình ghi âm, ghi hình hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được.” theo khoản 1, Điều 23 Nghị định 100/2006.
  6. ^ Quyền sao chép tác phẩm là một trong các quyền tài sản độc quyền thuộc quyền tác giả, do chủ sở hữu thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện việc tạo ra bản sao tác phẩm bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào, bao gồm cả việc tạo ra bản sao dưới hình thức điện tử. theo khoản 2, Điều 23 Nghị định 100/2006
  7. ^ Quyền phân phối bản gốc hoặc bản sao tác phẩm là quyền của chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện bằng bất kỳ hình thức, phương tiện kỹ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được để bán, cho thuê hoặc các hình thức chuyển nhượng khác bản gốc hoặc bản sao tác phẩm.” theo khoản 3, Điều 23 Nghị định 100/2006.
  8. ^ Quyền truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào là quyền độc quyền thực hiện của chủ sở hữu quyền tác giả hoặc cho phép người khác thực hiện để đưa tác phẩm hoặc bản sao tác phẩm đến công chúng mà công chúng có thể tiếp cận được tại địa điểm và thời gian do chính họ lựa chọn” theo khoản 4, Điều 23 Nghị định 100/2006
  9. ^ Quyền cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính do chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện việc cho thuê để sử dụng có thời hạn” theo khoản 4, Điều 23 Nghị định 100/2006
  10. ^ Theo quy định tại điều 6 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009
  11. ^ Theo quy định tại khoản 2 Điều 49 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009
  12. ^ Theo quy định tại khoản 3 Điều 49 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009