Bước tới nội dung

Thành viên:LuanNguyen (M.A)/cachmangcongnghieplanthutu

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Cuộc cách mạng công nghệ lần thứ tư

[sửa | sửa mã nguồn]

Thích ứng kịp thời với công nghệ 4.0 - đó là đánh giá được các chuyên gia, nhà khoa học, nhà nghiên cứu đưa ra tại buổi Tọa đàm khoa học “Cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4” do Viện Quản lý kinh doanh quốc tế và Hội Khoa học kinh tế và quản lý Thành phố Hồ Chí Minh (HACEM) phối hợp tổ chức năm 2017[1].

Tác động mạnh

Tại tọa đàm khoa học, GS. Trần Đình Bút, nguyên thành viên Ban Tư vấn của Thủ tướng Võ Văn Kiệt và Thủ tướng Phan Văn Khải nói, có những lo lắng không nhỏ khi Việt Nam đứng trước thử thách của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

Đó là việc liệu rằng cơ chế quản lý nhà nước có thay đổi kịp với xu hướng mới không và nếu không đổi mới kịp sẽ tác động thế nào đến kinh tế - xã hội đất nước. Chúng ta vẫn chưa nắm bắt được đầy đủ tốc độ và phạm vi ảnh hưởng của cuộc cách mạng mới này.

Về chủ đề này, PGS. TS. Phương Ngọc Thạch, Chủ tịch Hội HACEM, Ủy viên Mặt trận tổ quốc thành phố Hồ Chí Minh nhìn nhận, kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn chứng kiến những biến đổi sâu sắc trên tất cả các ngành công nghiệp, đánh dấu bằng sự xuất hiện của các mô hình kinh doanh mới, sự phá vỡ các mô hình hiện tại và sự định hình lại hệ thống sản xuất, tiêu thụ, vận chuyển và giao nhận.

Dù muốn hay không, nền kinh tế nội địa buộc phải đón nhận, thích nghi với chuỗi những biến đổi này để đứng vững và phát triển.

TS. Nguyễn Bách Phúc, Chủ tịch Hội tư vấn Khoa học công nghệ và quản lý thành phố Hồ Chí Minh, Viện trưởng Viện Điện - Điện tử - Tin học (EEI) cho biết, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang có những tác động rất rõ ràng vào nhiều lĩnh vực của cuộc sống.

Việc thích ứng không chỉ mỗi cá nhân, doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, mà phải từ chính sách. Chính sách, pháp luật phải thích nghi với sự phát triển mới để tạo động lực cho kinh tế - xã hội phát triển.

Dự báo đến 2025 sẽ có 10% người dân mặc các loại quần áo kết nối internet; 90% người dân có thể lưu trữ dữ liệu không giới hạn và miễn phí; 80% dân số hiện diện số trên internet; chiếc ô tô đầu tiên được sản xuất hoàn toàn bằng công nghệ in 3D; chiếc điện thoại di động cấy ghép trên cơ thể người đầu tiên được thương mại hóa; 90% dân số sử dụng điện thoại thông minh; 90% dân số thường xuyên sử dụng internet. Việt Nam cũng sẽ không nằm ngoài xu hướng phát triển này, tuy nhiên tùy theo sự thay đổi về hạ tầng kiến trúc để thời điểm đó có thể đến sớm hay muộn.

Tăng kênh tiếp cận GS. TS. Nguyễn Mạnh Hùng, nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng cho rằng, hiện nay có những quốc gia như Nhật Bản, do dân số già họ có lợi khi tiếp nhận cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với trí tuệ nhân tạo.

Thế nhưng ở Việt Nam thì việc áp dụng trí tuệ nhân tạo có thể sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến lực lượng lao động, bởi Việt Nam đang ở giai đoạn dân số trẻ.

Mặt khác, việc phát triển trí tuệ nhân tạo còn dự báo tương lai lực lượng lao động sẽ bị thay thế bởi máy móc, công nghệ, rô-bốt, gây ra các hệ lụy về thất nghiệp, khủng hoảng lao động.

Ông Hùng khuyên hệ thống chính sách pháp luật cần phải đi trước đón đầu cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 để hạn chế bỡ ngỡ và sự “choáng ngợp” khi thực sự ở trong cuộc cách mạng này.

Chuyên gia Nguyễn Đức Thịnh lưu ý đến các đổi mới về hạ tầng cơ sở trước tiên để đáp ứng sự phát triển của công nghiệp 4.0. Bởi vì theo chuyên gia này, lương tối thiểu hiện nay của người dân chưa đủ bảo đảm được 70% mức sống tối thiểu.

Cả nước mới có khoảng 10 tỷ phú đô la, trong khi đại bộ phận người dân còn làm nông nghiệp…

Do đó, hạ tầng cơ sở chưa đủ đảm bảo để “đi tắt đón đầu” mà theo ông Thịnh nên có sự phân đoạn trong từng lĩnh vực cụ thể để có sự thích ứng với công nghiệp 4.0.

TS. Nguyễn Đức Du, Phó Chủ tịch Hội HACEM chỉ ra bất cập khi hệ thống pháp luật cho đến thời điểm hiện tại còn tồn tại việc sử dụng thông tư của bộ, ngành, các cục, các vụ có quyền ra văn bản hướng dẫn.

Thế nhưng trên thực tế lại gây ra vô vàn các vướng mắc, tại mỗi địa phương lại có những cách hiểu, cách hướng dẫn khác nhau khiến luật chẳng còn là luật.

TS. Du khuyên các nhà làm luật sớm nghiên cứu để hệ thống hóa luật pháp một cách bài bản, có giá trị tuyệt đối, hạn chế các sai sót khiến phải sửa đổi thường xuyên hàng năm như hiện nay.

TS. Trần Bửu Long và TS. Trương Thị Minh Sâm (Phó Chủ tịch Thường trực Hội khoa học kinh tế và quản lý thành phố Hồ Chí Minh) cho rằng, tư duy đứng một chỗ bán hàng đã lỗi thời trong thời đại hiện nay và do đó, cơ chế quản lý, lẫn chính sách pháp luật nhà nước cũng phải được vận hành theo lối tư duy mới.

Tăng nhiều kênh tiếp cận về hành chính để giúp doanh nghiệp, người dân bớt thời gian, chi phí không chính thức, lành mạnh hóa quan hệ giữa các hệ thống người dân và doanh nghiệp.

(Bài gốc của tác giả - Thạc sĩ, Nhà báo Nguyễn Thành Luân, đang công tác tại báo Đại Đoàn Kết được lưu trữ tại https://vst.mof.gov.vn/webcenter/portal/mvclcstc/r/chitiettimkiem;jsessionid=dkG3GENaepxXX2_y0_dg8A85idF6hNx-QdPv5TewJu05TXqYPICJ!717666715!1203646636?dDocName=MOFUCM116446&dID=121616&_afrLoop=42563975566054346#!%40%40%3F_afrLoop%3D42563975566054346%26centerWidth%3D100%2525%26dDocName%3DMOFUCM116446%26dID%3D121616%26leftWidth%3D0%2525%26rightWidth%3D0%2525%26showFooter%3Dfalse%26showHeader%3Dfalse%26_adf.ctrl-state%3Dboukoh89b_4)

  1. ^ Nguyễn, Thành Luân (báo Đại Đoàn Kết). “Thích ứng kịp thời với công nghiệp 4.0”. Chú thích có tham số trống không rõ: |dead-url= (trợ giúp)