Thành viên:Mintu Martin/Nháp/16

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Mintu Martin/Nháp/16
Thể loại
Sáng lậpRod Serling
Dẫn chương trìnhRod Serling
Soạn nhạc
Quốc giaHoa Kỳ
Số mùa5
Số tập156 (Danh sách chi tiết)
Sản xuất
Giám chếRod Serling
Nhà sản xuất
Kỹ thuật quay phimGeorge T. Clemens
Thời lượng
  • 25 phút/tập (mùa 1–3, 5)
  • 51 phút/tập (mùa 4)
Đơn vị sản xuấtCayuga Productions, Inc.
CBS Productions
Trình chiếu
Kênh trình chiếuCBS
Phát sóng2 tháng 10 năm 1959 (1959-10-02) – 19 tháng 6 năm 1964 (1964-06-19)
Thông tin khác
Chương trình liên quan

The Twilight Zone (tựa tiếp thị là Twilight Zone ở hai mùa cuối) là một loạt phim truyền hình tuyển tập khoa học viễn tưởng kinh dị của Mỹ do Rod Serling sáng tác kiêm dẫn truyện, phim kéo dài trong năm mùa trên CBS từ ngày 2 tháng 10 năm 1959 đến 19 tháng 6 năm 1964. Mỗi tập phim trình bày một câu chuyện độc lập, mà trong mỗi tập phim ấy, các nhân vật tự mình đối mắt với sự kiện bất thường hoặc gây hoang mang - trải nghiệm ấy được miêu tả là đi vào "the Twilight Zone" (vùng ảo ảnh), thường có cái kết bất ngờbài học rút ra. Dẫu chủ yếu là khoa học viễn tưởng, những sự kiện siêu linhxây dựng kiểu Kafka lại làm bộ phim thiên về hướng kinh dịkỳ ảo. Cụm từ "twilight zone" (lấy cảm hứng từ bộ phim) được dùng để miêu tả những trải nghiệm siêu thực.

Bộ phim quy tụ cả những diễn viên đã thành danh lẫn những diễn viên nhí (về sau họ được nhiều người biết tới hơn). Serling làm giám đốc sản xuất kiêm biên kịch chính; ông là đồng tác giả kịch bản 92 trong tổng số 156 tập phim. Ông làm người dẫnkể chuyện trong phim, nói những đoạn độc thoại ở đầu và cuối mỗi tập, và thường xuất hiện trên màn ảnh nhỏ để trò chuyện trực tiếp với khán giả trong cảnh mở đầu. Những phần kể chuyện của Serling mở đầu và kết thúc mỗi tập thường tóm tắt những sự kiện trong tập phim ấy, thường tóm lược cách và nguyên do mà (các) nhân vật chính đi vào Twilight Zone.

Năm 1997, các tập phim "To Serve Man" (do Richard L. Bare làm đạo diễn) và "It's a Good Life" (do James Sheldon làm đạo diễn) lần lượt được xếp ở vị trí số 11 và 31 trong danh sách 100 tập phim hay nhất mọi thời đại của TV Guide. Đích thân Serling cho biết các tập phim mà ông yêu thích là "The Invaders" (do Douglas Heyes làm đạo diễn) và "Time Enough at Last" (do John Brahm làm đạo diễn).

The Twilight Zone được nhiều người xem là một trong bộ phim truyền hình hay nhất mọi thời đại. Năm 2002, bộ phim xếp thứ 26 trong 50 chương trình truyền hình hay nhất mọi thời đại của TV Guide. Năm 2004, tác phẩm được xếp thứ tám trong top chương trình truyền hình tín đồ hay nhất từ trước đến nay của TV Guide, ba năm sau thì chuyển xuống hạng chín. Năm 2013, Nghiệp đoàn biên kịch Hoa Kỳ liệt bộ phim là tác phẩm truyền hình có kịch bản xuất sắc thứ ba mọi thời đại, còn TV Guide thì xếp phim là phim truyền hình chính kịch hay thứ tư, phim truyền hình khoa học viễn tưởng hay thứ hai và phim truyền hình hay thứ năm mọi thời đại. Năm 2016, bộ phim đạt hạng bảy trong danh sách 100 chương trình hay nhất mọi thời đại của Rolling Stone và xếp thứ mười hai vào năm 2022. Năm 2023, Variety liệt The Twilight Zone ở hạng 14 trong danh sách 100 chương trình truyền hình hay nhất mọi thời đại.

Phát triển[sửa | sửa mã nguồn]

Đến cuối thập niên 1950, Rod Serling là cái tên đã thành danh trong truyền hình Hoa Kỳ. Những tác phẩm truyền hình thành công của ông gồm “Patterns” (cho loạt Kraft Television Theatre) và “Requiem for a Heavyweight” (cho loạt Playhouse 90), nhưng việc các đài và nhà tài trợ liên tục kiểm duyệt làm cho Serling thất vọng. Trong “Requiem for a Heavyweight”, câu thoại "Got a match?" buộc phải bị cắt vì nhà tài trợ bán bật lửa; các chương trình khác có những từ ngữ nổi bật tương tự có thể làm nhắc người xem nhớ đến đối thủ của nhà tài trợ, chẳng hạn như có vụ mà nhà tài trợ Ford đã tác động để xóa Tòa nhà Chrysler khỏi một tấm hình chụp đường chân trờithành phố New York.[1]

Theo những bình luận trong tuyển tập Patterns (1957), Serling đã cố đào sâu nghiên cứu chất liệu gây tranh cãi hơn cả những tác phẩm của ông đầu thập niên 1950. Đây là nguyên nhân ra đời Noon on Doomsday (ở loạt phim The United States Steel Hour vào năm 1956) - bình luận mà Serling đưa ra về tính phòng thủ và hoàn toàn vắng sự ăn năn mà ông chứng kiến ở thị trấn Mississippi trong vụ ám sát Emmett Till. Kịch bản gốc của ông gần tương đương với vụ Till, rồi bối cảnh bị chuyển khỏi miền Nam và nạn nhân đổi thành chủ hiệu cầm đồ Do Thái, sau cùng trở thành người ngoại quốc trong thị trấn vô danh.

Serling cho rằng bối cảnh khoa học viễn tưởng (với robot, người ngoài hành tinh và những hiện tượng siêu nhiên khác) sẽ mang lại cho ông nhiều tự do hơn và ít bị can thiệp hơn trong việc thể hiện những ý tưởng gây tranh cãi so với bối cảnh thực tế.[2] "The Time Element" là tập thí điểm nháp của Serling (1957), nội dung tập chuyến du hành thời gian của một người đàn ông trở về Honolulu vào năm 1941 và cảnh báo mọi người về vụ tấn công Trân Châu Cảng sắp xảy đến, song bất thành. Tuy nhiên kịch bản bị từ chối và xếp xó, để rồi Bert Granet phát hiện ra rồi lấy nó sản xuất thành một tập phim của Desilu Playhouse vào năm 1958. Bộ phim thành công rực rỡ và sau cùng tạo điều kiện cho Serling bắt đầu sản xuất bộ phim tuyển tập The Twilight Zone của riêng ông. Ý thức biên tập của Serling về số phận trớ trêu khi hoàn thành kịch bản bộ phim được thư viện BFI Film Classics nhận định là có vai trò quan trọng trong thành công của tác phẩm, "sự bàng quang tàn nhẫn, chịu khuất phục trước số phận và sự trớ trêu của công lý giàu trí tưởng tượng" là những chủ đề thường lặp lại trong cốt truyện của ông.

Tập phim[sửa | sửa mã nguồn]

[[Thể loại:Thể loại:Chương trình truyền hình của CBS Television Studios]]

  1. ^ Zicree, Marc Scott (1992). The Twilight Zone Companion. Hollywood: Silman-James Press. tr. 14.
  2. ^ Pohl, Frederik (tháng 12 năm 1962). “Opportunity Knocked”. Editorial. Galaxy Science Fiction: 4–8.