Thành viên:Necrocancer/Hokusai1

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Di sản[sửa | sửa mã nguồn]

Nắp cống được trang trí Masculine WaveObuse, Nagano

Với tư cách là một nghệ sĩ, Hokusai đã đạt được nhiều thành tựu trong đa dạng các lĩnh vực. Ông cho ra đời hoàng loạt tác phẩm trong đó bao gồm hình minh họa sách, tranh in mộc bản, phác thảo và hội họa xuyên suốt hơn 70 năm sự nghiệp của mình.[1] Bên cạnh đó, Hokusai còn nằm trong số những nghệ sĩ Nhật Bản tiên phong thử nghiệm phối cảnh tuyến tính của phương Tây.[2] Bản thân ông cũng bị ảnh hưởng bởi Sesshū Tōyō và những phong cách từ nền hội họa Trung Quốc. Sức ảnh hưởng của Hokusai gắn liền với chủ nghĩa Nhật Bản lan rộng khắp toàn cầu, tới những người cùng thời ở phương Tây thế kỷ 19. Châu Âu thời gian này cũng bắt đầu cơn sốt sưu tập nghệ thuật Nhật Bản, đặc biệt là về ukiyo-e. Một trong những ví dụ sớm nhất có thể thấy ở Paris vào khoảng 1856, khi mà nghệ sĩ người Pháp Félix Bracquemond lần đầu bắt gặp một bản sao của cuốn phác thảo Hokusai Manga tại xưởng in của ông. Bracquemond dần bị chủ đề này quyến rũ để rồi trở thành người khởi xướng phong trào Japonisme ở Pháp, chiếm lĩnh mảng nghệ thuật trang trí trong suốt nửa sau của thế kỷ 19.[3][4]

Ngay cả sau khi ông qua đời, nhiều cuộc triển lãm nghệ thuật về các tác phẩm của ông vẫn tiếp tục được tổ chức. Năm 2005, Bảo tàng Quốc gia Tokyo thực hiện tổ chức một cuộc triển lãm Hokusai và đánh dấu số lượng khách tham quan đông nhất so với các cuộc triển lãm khác cùng năm.[5] Một số bức tranh từ triển lãm Tokyo cũng được trưng bày tại Vương quốc Anh. Vào năm 2017, Bảo tàng Anh đã tổ chức cuộc triển lãm nghệ thuật Hokusai đầu tiên, trong đó bao gồm cả bức Sóng lừng ngoài khơi.[6]

Hokusai đã truyền cảm hứng cho nhà văn khoa học viễn tưởng Roger Zelazny, người đã đoạt giải thưởng Hugo với truyện ngắn mang tên "24 cảnh núi Phú Sĩ, của Hokusai", trong đó nhân vật chính tham quan khu vực xung quanh núi Phú Sĩ rồi dừng chân tại những địa điểm do Hokusai vẽ. Một cuốn sách năm 2011 về chánh niệm kết thúc với bài thơ "Hokusai Says" của Roger Keyes, kèm theo lời giải thích trước đo rằng "đôi khi thơ ca lại khắc họa hồn cốt tư tưởng tốt hơn bất kì thể loại nào khác." [7]

Trong Encyclopaedia Britannica năm 1985, Richard Lane có mô tả Hokusai rằng "từ cuối thế kỷ 19 [đã] gây ấn tượng cho giới nghệ sĩ phương Tây, hay những nhà phê bình và người yêu nghệ thuật thậm chí có thể nhiều hơn bất kỳ nghệ sĩ châu Á nào khác".[8]

Bức Cửa hàng bán sách tranh và ukiyo-e của Hokusai cho thấy cách mà ukiyo-e thực sự được tiêu thụ như thế nào trong thời gian đó; như việc những bản họa này được bày bán tại các cửa hàng địa phương và là mặt hàng phổ thông mà người bình thường có thể mua được. Màu sắc trong hình ảnh này cũng có nét khác biệt, chúng được Hokusai tô bằng tay thay vì sử dụng từng mộc bản rời để áp màu.[1]

  1. ^ Finley, Carol (1 tháng 1 năm 1998). Art of Japan: Wood-block Color Prints (bằng tiếng Anh). Lerner Publications. ISBN 9780822520771.
  2. ^ “Paintings as architectural space:"Guided Tours" by Cezanne and Hokusai”. 2008. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)
  3. ^ Gallica, Gazette des beaux-arts, 1905, pp. 142 à 143, site gallica.bnf.fr
  4. ^ Bibliothèques municipales de Grenoble
  5. ^ Brown, Kendall H. (13 tháng 8 năm 2007). “Hokusai and His Age: Ukiyo-e Painting, Printmaking and Book Illustration in Late Edo Japan (review)”. The Journal of Japanese Studies (bằng tiếng Anh). 33 (2): 521–525. doi:10.1353/jjs.2007.0048. ISSN 1549-4721.
  6. ^ Carelli, Francesco (2018). “Hokusai: beyond the Great Wave”. London Journal of Primary Care. 10 (4): 128–129. doi:10.1080/17571472.2018.1486504. PMC 6074688. PMID 30083250.
  7. ^ Mark Williams and Danny Penman (2011). Mindfulness: An Eight-Week Plan for Finding Peace in a Frantic World, pp. 249, 250–251. The poem is also at Hokusai Says - Gratefulness.org.
  8. ^ Lane, Richard (1985). "Hokusai", Encyclopædia Britannica, v. 5, p. 973.