Thành viên:RMSTITANIC916354/chỗ thử

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Titanic II
Hình ảnh 3D mô phỏng tàu Titanic II
Thông tin chung
Phục vụ
Số hiệuChưa có
Chủ sở hữu Blue Star Line
Cảng đăng kýChưa có
Đóng tàu
Hãng đóng tàuCSC Jinling, Nam Kinh
Hạ thủyDự kiến vào năm 2022
Hoàn thànhDự kiến vào năm 2022
Chi phí500 triệu USD
Hoạt động và tình trạng
Hoạt độngDự kiến vào năm 2022
Chuyến đi đầu tiênDự kiến vào năm 2022
Lộ trìnhTitanic II xuất phát từ Dubai đến Southampton. Sau đó, tàu sẽ di chuyển đến New York
Đặc điểm
Lớp và kiểuTàu viễn dương, thuộc hạng Olympic
Dung tảiƯớc tính 56.000 GT
Chiều dài269,15 m (883,0 ft)
Sườn ngang32,2 m (105 ft 8 in)
Chiều cao53,35 m (175,0 ft)
Độ sâu19,74 m (64,8 ft)
Số boong tàu10
Động cơ đẩyDiesel điện và máy đẩy ba phương vị
Tốc độ24 hải lý / giờ (44 km / h; 28 mph)
Sức chứa2.435 hành khách
Thủy thủ đoàn900
Ghi chúThuyền cứu sinh: 28

Titanic II là chiếc tàu vượt đại dương chở khách của hãng Blue Star Line thay thế cho tàu Titanic đã bị chìm vào năm 1912. Tàu sẽ được hoàn thành và có chuyến hải trình đầu tiên trong năm 2022. Đây là con tàu lớn đạt chuẩn hạng Olympic có thiết bị hiện đại, lộng lẫy và sang trọng nhất. Titanic II mang trong mình sứ mệnh hoàn thành chuyến hải trình còn dang dở năm xưa của tàu Titanic và tham vọng thống trị tuyến đường biển xuyên Đại Tây Dương của công ty sở hữu nó - hãng vận tải biển Blue Star Line.

Ý tưởng[sửa | sửa mã nguồn]

Ý tưởng về một con tàu thứ hai thay thế tàu Titanic đã được đề xuất nhiều lần, đặc biệt là sau sự nổi tiếng của bộ phim Titanic (1997) do James Cameron sản xuất và sứ mệnh tiếp nối chuyến hành trình dang dở của Titanic xưa. Ý tưởng đó được công bố rộng rãi trên toàn thế giới và là một trong những chủ đề của nghành hàng hải. Họ đã thảo luận về một sự thay đổi thiết kế ban đầu để tạo ra một con tàu an toàn và hiệu quả hơn cho hành khách, bao gồm thân tàu được ghép bằng các mối hàn chứ không phải đóng đinh tán, động cơ Diesel điện thay thế cho động cơ hơi nước và thiết bị đẩy ở mũi tàu. Điều đó dẫn đến kết luận rằng các ý tưởng xây dựng Titanic II sẽ tiêu tốn một số tiền không nhỏ và phải mất rất nhiều thời gian.

Các đặc điểm[sửa | sửa mã nguồn]

Thiết kế tàu Titanic II[sửa | sửa mã nguồn]

Tập tin:TitanicII-001.jpg
Bản thiết kế của con tàu Titanic II với sự thay đổi ở phần đuôi tàu và sự thay đổi số lượng cũng như cách bố trí thuyền cứu sinh cho hành khách

Titanic II là một chiếc tàu biển chở khách của Công ty Blue Star Line được đóng tại xưởng CSC Jinling ở Nam Kinh và được thiết kế để hoàn thành chuyến hải trình năm xưa của Titanic và tham vọng thống trị đường biển. Con tàu thuộc hạng Olympic và được dự định trở thành những chiếc tàu lớn nhất, sang trọng nhất. Titanic II được tỉ phú của Blue Star Line - Clive Palmer công bố. Các bản thiết kế thường xuyên được gửi tới ông để lấy ý kiến và sự đồng thuận. Việc lắp đặt trang thiết bị cho tàu Titanic II hoàn thành vào năm 2022.

Titanic II dài 883,0 feet (269,15 m) và rộng 105 feet (32,2 m) ở sườn ngang (dài hơn 4,2m so với chiếc tàu RMS Titanic). Dung tải là 56.000 GT và chiều cao từ của tàu là 175 feet (53,35 m). Nó có Diesel điện và máy đẩy ba phương vị. Những động cơ này giúp con tàu chuyển hướng dễ dàng hơn ngay cả khi ở sát tảng băng như Titanic. Titanic II có thể chở tổng cộng 2.435 người gồm cả thủy thủ đoàn.

Titanic II được coi là con tàu sang trọng của thế kỉ 21 nhưng vẫn mang theo phong cách cổ điển của con tàu thời xưa.

Titanic II có vỏ hai lớp để giữ nó cân bằng trên biển. Nó có số thuyền cứu sinh lớn hơn so với Titanic, tổng số 28 chiếc có thể đủ cho toàn bộ hành khách và những nhà thiết kế đã thảo luận về việc lắp đặt thêm số thuyền cứu sinh, phụ thuộc vào các vấn đề về chi phí. Đài chỉ huy của thuyền trưởng cũng sẽ được lắp đặt một số thiết bị an toàn hiện đại đảm bảo tiêu chuẩn an toàn hàng hải.

Hiện đại hơn an toàn hơn[sửa | sửa mã nguồn]

Trong lễ công bố kế hoạch đóng tàu và các bản vẽ tàu Titanic II diễn ra cùng ngày, tỉ phú Clive Palmer nói rằng con tàu mới sẽ có 9 tầng giống như tàu nguyên gốc, bên cạnh một tầng an toàn. Tầng mới của tàu Titanic 2 sẽ gồm rất nhiều xuồng cứu sinh, dù an toàn hoặc các ván trượt sử dụng trong tình huống khẩn cấp nhằm giúp hành khách rời khỏi tàu một cách nhanh nhất. "Thiết kế mới nhằm đảo bảo con tàu sẽ tuân thủ hoàn toàn các quy định hiện nay, trong đó yêu cầu các tàu khách phải giữ khoảng cách từ tầng triển khai xuồng cứu hộ tới mặt nước ở mức thấp nhất có thể". Palmer nói rằng các tầng cao hơn của con tàu sẽ vẫn giữ lại phòng họp báo, các cầu thang để hành khách đi lại và những đặc điểm giống với con tàu Titanic gốc đã chìm vào ngày 15/4/1912 khi đang trên đường tới New York do đâm phải băng trôi. Tuy nhiên bản vẽ Titanic 2 do công ty thiết kế tàu biển Deltamarin có trụ sở ở Phần Lan tạo ra, còn thêm vào một số đặc điểm mới như cầu thang thoát hiểm, thang máy. Ngoài ra, một tầng trên tàu cũng được thiết kế lại để bố trí nơi ở cho thủy thủ đoàn, hệ thống dịch vụ giặt là và để hệ thống máy điều khiển.

Hiện Palmer đang cân nhắc việc bổ sung thêm hàng loạt các dịch vụ mới cho Titanic II. Đơn cử như việc con tàu sẽ có một sòng bạc, nhưng không phải ai cũng có thể vào đây để chơi trò đỏ đen. "Chúng tôi sẽ có quá trình kiểm tra để đảm bảo những người vào đây có đủ tiền để chơi bài" - ông nói với hãng tin AP ở Australia.

Titanic do công ty White Star Line đặt đóng và nó là tàu chở người lớn nhất thế giới vào thời điểm đó. Palmer đã thành lập công ty đóng tàu của riêng ông mang tên Blue Star Line và con tàu Titanic II sẽ có kích thước giống hệt "người tiền nhiệm", với chiều dài 270m, chiều cao 53m và nặng chừng 4.000 tấn.

Ông cho biết đội đóng tàu Titanic II sẽ làm việc kết hợp với một đội nghiên cứu lịch sử để đảm bảo "tính nguyên bản". Nó sẽ có tổng cộng 840 phòng, trang bị rất nhiều thiết bị sang trọng giống tàu gốc. "Titanic II sẽ là đỉnh cao của sự thoải mái và sang trọng, với các nhà tập thể dục trên tàu, các bể bơi, thư viện, nhà hàng cao cấp và khoang hạng sang", Palmer nói - "Hiển nhiên nó sẽ được trang bị các công nghệ hàng đầu của thế kỷ 21 và các hệ thống an toàn tối tân nhất". [1]

Bên trong tàu Titanic II[sửa | sửa mã nguồn]

Động cơ[sửa | sửa mã nguồn]

Vì lý do kinh tế, các động cơ hơi nước và nồi hơi đốt than của tàu Titanic nguyên bản sẽ được thay thế bằng hệ thống động cơ diesel hiện đại . Không gian đặt các lò hơi sẽ được sử dụng cho các khu ở của thủy thủ đoàn và hệ thống tàu. Điện được sản xuất bởi bốn tổ máy phát điện diesel bốn kỳ tốc độ trung bình 46F ; hai động cơ 12V46F mười hai xi-lanh sản sinh công suất 14.400 kilowatt (19.300 mã lực) mỗi chiếc và hai động cơ 8L46F tám xi-lanh sản sinh công suất 9.600 kilowatt (12.900 mã lực) mỗi chiếc, chạy bằng dầu nhiên liệu nặng và dầu khí hàng hải. Lực đẩy sẽ tạo ra từ ba máy đẩy phương vị cũng sẽ được sử dụng để điều động, trong khi bản sao của bánh lái của tàu Titanic II hoàn toàn là nguyên bản và về cơ bản sẽ không kéo dài xuống dưới mực nước. Việc định vị các ống đẩy phương vị đòi hỏi phần đuôi tàu phải mở hơn đáng kể so với ban đầu.[2]

Nội thất[sửa | sửa mã nguồn]

Nội thất của tàu Titanic II sẽ giống hệt với tàu Titanic trước đây, chỉ có sự thay đổi ở phòng radio là chỉ để trưng bày vì tuổi thọ thiết bị đã hơn trăm năm không thể sử dụng.[3]

Trạng thái tàu Titanic II[sửa | sửa mã nguồn]

Tàu Titanic II vẫn đang trong quá trình hoàn thành, dự kiến sẽ hạ thủy vào năm 2022 rồi đi từ Dubai đến Southampton trước khi tới New York. Sau lộ trình đó, con tàu sẽ đi vòng quanh thế giới.

  1. ^ “Hé lộ thông tin chi tiết về tàu Titanic II”. Người Đưa Tin. 27 tháng 12 năm 2012. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2022.
  2. ^ “Titanic II”, Wikipedia (bằng tiếng Anh), 24 tháng 3 năm 2022, truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2022
  3. ^ VnExpress. “Nội thất xa xỉ trong 'bản sao' tàu Titanic”. vnexpress.net. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2022.