Bước tới nội dung

Thành viên:RandomGuy3114/nháp

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tấn Hệ
giản thể: 晋系; phồn thể: 晉系; bính âm: Jìn Xì
Hoạt động1911–1937
Giải tán1949
Quốc gia Trung Hoa Dân Quốc
Phục vụ
Phân loạiQuân phiệt
Tham chiến
Các tư lệnh
Quân phiệtDiêm Tích Sơn

Quân phiệt Tấn Hệ (giản thể: 晋系; phồn thể: 晉系; bính âm: Jìn Xì) là một trong những số quân phiệt trong Thời đại quân phiệt của Trung Quốc. Nó được Diêm Tích Sơn cai trị và kiểm soát vùng Sơn Tây.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Thành lập[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 29 tháng 10 năm 1911, trong Cách mạng Tân Hợi, Diêm Tích Sơn đã lãnh đạo một cuộc khởi nghĩa ở Thái Nguyên cùng với Diêu Vĩ Giới, Hoàng Quốc Lương, Ôn Thọ Tuyền, Lý Thành Lâm, Trương Thụ Xí và Kiều Hú.[1] Chính phủ quân sự Sơn Tây được thành lập với Diêm làm đô đốc quân sự.

Sau khi nhận chức Tổng thống, Viên Thế Khải đã bổ nhiệm cho Diêm Tích Sơn làm đô đốc của Sơn Tây. Trong Thời đại quân phiệt, ông đã tham gia vào những chiến tranh để củng cố quyền lực ở Sơn Tây.[2]

Bắc phạt[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1927, quân của Tưởng Giới Thạch tràn vào vùng sông Trường Giang và tỏ ra một mối đe dọa lớn với những quân phiệt miền Bắc. Trong chiến dịch Bắc phạt, Tấn Hệ đã liên minh với Chính phủ Quốc dân, bắt đầu đánh Phụng Hệ. Quân đội số ba Quốc quân do ông chỉ huy đã hành quân vào Bắc Kinh ngày 6 tháng 6 năm 1928.[3] Sau cuộc Bắc phạt, Chính phủ Quốc dân đã công nhận Tấn Hệ và cho phép Diêm mở rộng tầm ảnh hưởng tới Hà Bắc,[2] đồng thời Tấn Hệ kiểm soát Bắc Kinh và khu vực quanh Thiên Tân.[4]

Đại chiến Trung Nguyên[sửa | sửa mã nguồn]

Sau chiến dịch, một hội nghị phi quân toàn quốc bắt đầu vào ngày 1 tháng 1 năm 1929. Ở đó, Diêm và một vài người khác đã bàn tán về việc giải ngũ. Một hội nghị thứ hai diễn ra vào tháng 8. Trong hội nghị, số lượng binh lính được giảm bớt rất lớn, khiến cho Diêm Tích Sơn và Phùng Ngọc Tường nghi ngờ Tưởng đang cố gắng loại bỏ những quân phiệt khỏi vị trí của họ.[5]

Ở trong liên minh, Tấn Hệ đã phải phòng thủ khỏi quân Tưởng. Quân Tấn đã chiếm được Tế Nam nhưng đã bị đẩy lùi.[6] Sau khi bị quân của Trương Học Lương đánh bại, Diêm đã phải từ chức, kết thúc cuộc chiến.[7]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Ngô 2011.
  2. ^ a b Vương 1998, tr. 399.
  3. ^ Jordan 1976, tr. 166.
  4. ^ Wilbur 1983, tr. 193.
  5. ^ Jowett 2017, tr. 24–25.
  6. ^ Worthing 2016, tr. 132–135.
  7. ^ Worthing 2016, tr. 136.
  • Ngô, Lê Dương (2011). Zhòngguó 1911 (Xīnhài nián) 中国1911 (辛亥年) [Trung Quốc năm 1911 (năm Tân Hợi)] (bằng tiếng Trung). ISBN 978-7-5313-3869-7.
  • Tàiyuán jiù yǐng 太原旧影 (bằng tiếng Trung). 人民美术出版社. 2000. ISBN 978-71-02022-59-8.
  • Vương, Khả Văn (1998). Modern China: An Encyclopedia of History, Culture, and Nationalism [Trung Hoa Hiện đại: Một Bách khoa toàn thư về Lịch sử, Văn hóa và Chủ nghĩa dân tộc] (bằng tiếng Anh). New York: Garland Pub. ISBN 978-0-8153-0720-4.
  • Jordan, Donald A. (1976). The Northern Expedition: China's National Revolution of 1926-1928 [Cuộc Bắc phạt: Cách mạng Quốc gia của Trung Quốc, 1926–1928] (bằng tiếng Anh). Honolulu: University Press of Hawaii. ISBN 978-08-24803-52-0.
  • Wilbur, C. Martin (1983). The Nationalist Revolution in China, 1923-1928 [Cách mạng Quốc dân ở Trung Quốc, 1926–1928] (bằng tiếng Anh). Cambridge University Press. ISBN 978-05-21318-64-8.
  • Jowett, Philip S. (2017). The Bitter Peace. Conflict in China 1928–37 [Hòa bình. Xung đột ở Trung Quốc 1928–37] (bằng tiếng Anh). Stroud: Amberley Publishing. ISBN 978-1445651927.
  • Worthing, Peter (2016). General He Yingqin: The Rise and Fall of Nationalist China [Hà Ứng Khâm: Sự Vươn lên và Sụp đổ của Trung Quốc Quốc Dân Đảng] (bằng tiếng Anh). Cambridge University Press. ISBN 978-11-07144-63-7.