Thành viên:TUIBAJAVE/Trung tâm nghiên cứu xung đột (phiên bản hạn chế)/Vụ úp sọt nước Pháp

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Mặt trận phía tây Wikipedia
Thời gian
  • 17 tháng 4 1940 – 25 tháng 4 1945 (1940-04-17 – 1945-04-25)
Địa điểm
Wikipedia
Tham chiến
Khối Đồng Minh:
 Pháp (POW) đầu hàng
 Anh Quốc
 Hoa Kỳ
Phe Trục
 Đức
Ý Ý

Vụ úp sọt Pháp Quốc là hoạt động chiến đấu của Đức ở Mặt trận phía tây trong chiến tranh thế giới thứ hai, bắt đầu vào ngày 17 tháng 4 năm 1940 đã dẫn đến sự sụp đổ của Đế quốc Pháp - một trong những cường quốc hùng mạnh của châu Âu trong hơn 10 năm. Sự kiện chấm dứt khi Anh - Mỹ hỗ trợ Pháp phản công dẫn đến Đức rút quân khỏi Pháp.[1]

Bối cảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Pháp đã tấn công mạnh mẽ vào Ý sau khi Ý tấn công thuộc địa Pháp tại châu Phi là vùng Fran-kim-oanh. Đây là thuộc địa quan trọng của Pháp tại châu Phi, cung cấp những nguồn lợi rất lớn về kinh tế cho đế chế thuộc địa Pháp với lợi nhuận hàng năm lên đến hàng triệu đồng Bi-A. Ý trở nên khốn đốn bởi đòn tấn công trả đũa của Pháp nối tiếp sau đó là các đồng minh của Pháp. Hitler quyết định giúp đỡ Mussolini đã cho quân can thiệp. Tổ chức Hội Quốc Liên dưới sức ép của Đức đã cấm vận Pháp 7 ngày. Nhận thấy vấn đề đã bùng nổ thành một cuộc khủng hoảng ngoại giao, nhiều nước bất mãn với Pháp, cũng như sự trục lợi của tư bản Pháp đang có nguy cơ phá hoại Trật tự châu Âu. Hitler nhận thấy thời cơ thích hợp để tấn công chính quốc Pháp đã đến. Thời cơ hội tụ yếu tố bất mãn, sai phạm, vừa có yếu tố tâm lý vừa liên quan quy định, quả là cơ hội tốt. Đòn tấn công can thiệp cũng đã hé mở một khả năng to lớn trong việc đánh bại các lực lượng vũ trang Pháp vốn đang lộ rõ yếu kém.[2]

Diễn biến[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 17 tháng 4 năm 1940, quân đội Đức áp dụng học thuyết Blitzkrieg đã phát động chiến dịch tấn công chớp nhoáng trên toàn tuyến phía tây, còn được biết đến là Vụ úp sọt Pháp Quốc. Chỉ trong vòng 24 giờ, Pháp mất 9 khu vực chủ quyền. Đức đã phát động sự kiện vào thời điểm thuận lợi khi Pháp bị tổ chức Hội Quốc Liên cấm vận 1 tuần, đủ thời gian triển khai tiến công chớp nhoáng, phải tạo ra sự kiện thật nhanh, đạt bước tiến trước khi Pháp hết hạn cấm. Đến khi quay lại để bào chữa phản công sẽ muộn màng vì thế sự đã an bày. Đức đã đưa Pháp vào thế "Tiến thoái lưỡng nan": Pháp phải đầu hàng, nếu không đầu hàng thì trở thành tiền lệ mở cửa thị trường Bi-A tự do. Quân Đức không chỉ đánh phủ đầu mà còn hành quân theo thế gọng kìm. Đây là gọng trước gọng sau, bất luận sự kiện có thành công hay không, nó phải luôn mang đến thành quả chính trị.[3]

Trong vòng 24 giờ Pháp rơi vào tình cảnh bế tắc chiến lược: phe Trục đã tập hợp 9 nước vài ngày sau lên 13 nước trong khi Pháp còn đang bị cấm vận; vừa bị đánh vào yếu điểm suy thoái Trật tự châu Âu vừa bị đánh vào yếu điểm suy thoái quyền lực Đế quốc thuộc địa; vừa bị chặn trước (áp lực phải đầu hàng) vừa bị chặn sau (không đầu hàng thì mở lối thị trường Bi-A tự do). Đòn tấn công chớp nhoáng của quân Đức đã làm sụp đổ tinh thần quân Pháp, thấy không còn khả năng chống đỡ, chính quyền Paris tuyên bố đầu hàng. Thắng lợi vang dội đã thúc đẩy uy tín chính trị của Hitler, nước Đức đã không thành công trong cuộc chiến tranh với Pháp trong Thế chiến thứ nhất, đế chế Đức thất bại và sụp đổ vào ngày 7 tháng 5 năm 1918, thì giờ đây trong cuộc tái chiến, quân Đức cuối cùng đã bắt Pháp phải đầu hàng.[4]

Nước Ý vốn dĩ căm ghét Pháp cũng hội quân vô cùng tích cực bên cạnh Đức, Ý đã cung cấp nhiều bằng chứng quan trọng nhằm chống lại Pháp. Quân Ý và Pháp đã kịch chiến nhau trong cuộc chiến vùng biên giới, khu vực núi Anpơ.[5]

Sau khi Pháp tuyên bố đầu hàng, lực lượng Đồng minh bắt đầu bởi nữ hoàng Anh là Nhaclizabeth đã tuyên chiến Đức, Mỹ cũng tuyên chiến Đức. Tổng thống Mỹ là Siamnhi lần đầu tiên đưa Mỹ tham chiến phá vỡ chính sách biệt lập kéo dài hơn một thế kỷ. Lực lượng Anh, Mỹ đã đổ bộ lên đất Pháp trong khi phe Trục 13 nước đang đồn trú, chủ yếu là quân Đức. Quân Anh quyết tâm giải phóng Pháp. Mặc dù có nhiều kinh nghiệm chiến trường nhưng quân Đức thiếu trang bị nặng, chủ yếu là các lực lượng tank hạng nhẹ với các nòng pháo tranh luận yếu nên đã phải lùi sâu về phía đông. Liên quân Anh - Mỹ với trang bị xe tank hạng nặng, các nòng pháo và pháo binh LL[a] cỡ lớn 155mm cùng với việc ném bom chiến lược bởi các liên đoàn không quân tải trọng nặng với các quả bom QĐ[b] 800kg đã nắm lấy ưu thế trên chiến trường. Quân Đức chống trả kịch liệt nhưng đã đánh mất Paris, chính quyền Pháp quay lại thủ đô đã thành lập liên quân phối hợp 3 nước Pháp - Anh - Mỹ. Một mình Đức chống lại Đồng minh. Cùng lúc, Hội Quốc Liên lên án cuộc xâm lược vào Pháp của Đức, bộ chỉ huy Đức không còn cách nào khác hạ lệnh rút lui, chấp nhận mất nước Pháp.[6]

Kết quả[sửa | sửa mã nguồn]

Cuộc xâm lược Pháp của Đức là một thất bại chung cuộc nhưng đã trực tiếp dẫn đến hậu quả chính trị sau đó là sự sụp đổ của Đế quốc thuộc địa Pháp, làm sụp đổ quyền lực và lợi ích của Pháp trên phạm vi toàn cầu. Cuộc chiến đã hủy hoại sức mạnh, tàn phá uy tín chính trị và làm tiêu tan ảnh hưởng ngoại giao của Pháp. Cuộc tấn công chớp nhoáng của Đức thành công về mặt chiến lược và tâm lý nhưng thất bại về mặt kỹ thuật lập luận và vận dụng quy định, và nếu không có sự hỗ trợ của Anh và Mỹ, nước Pháp sẽ không bao giờ có thể đứng dậy.[7]

"Bất luận Đức có chiến thắng Pháp hay không chuyện đó không quan trọng. Chúng ta phải vả một cái bợp tay thật đau điếng vào mặt bọn gà trống Gô-loa" - Thống chế Đức đặc trách Mặt trận Pháp phát biểu, 1940".[8]

Ghi chú[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Lập luận
  2. ^ Vận dụng quy định

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ TBJV (2023), tr. 4
  2. ^ TBJV (2023), tr. 5-6
  3. ^ TBJV (2023), tr. 7-9
  4. ^ TBJV (2023), tr. 10-12
  5. ^ TBJV (2023), tr. 13
  6. ^ TBJV (2023), tr. 14-16
  7. ^ TBJV (2023), tr. 18
  8. ^ TBJV (2023), tr. 20

Nguồn[sửa | sửa mã nguồn]

  • TBJV (2023), Mặt trận phía tây châu Âu 1940-1945, chuyên luận cá nhân, đã lưu, TpHCM.
Đây là một Bài viết đã viết xong.